logo

Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về

Do tình trạng đất đai phân tán nhỏ và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc Địa Trung Hải. Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn


Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về

 A. Quý tộc xuất thân bô lão của thị tộc

 B. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn

 C. Nhà vua

 D. Đại hội công dân

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn

 Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn


Kiến thức vận dụng trả lời câu hỏi

1. Thiên nhiên và đời sống của con người

a. Thuận lợi và khó khăn:

- Hy Lạp, Rô ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:

+Thuận lợi: có biển, hải cảng, khí hậu ấm áp, nên giao thông thuận lợi, sớm phát triển nghề hàng hải, ngư nghiệp, thương nghiệp biển.

+ Khó khăn: đất xấu, ít, thích hợp trồng cây lưu niên như nho, ô liu, cam chanh. Lương thực thiếu phải mua lúa mì, lúa mạch của người Ai Cập, Tây Á.

b. Công cụ lao động và hoạt động kinh tế:

+ Công cụ: Đầu thiên niên kỉ I TCN sử dụng đồ sắt.

+ Kinh tế:

- Nông nghiệp: Trồng nho, ôliu, cam chanh….

- Thủ công nghiệp: Làm đồ mĩ nghệ, rượu nho, dầu ôliu…

- Thương mại: Phát triển, mở rộng buôn bán với mọi miền ven Địa Trung Hải, với các nước phương Đông:

+ Sản phẩm mua về  lúa mì, súc vật lông thú (Hắc  hải, Ai CẬp); tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ phương Đông.

+ Đê lốt, Pi rê  là trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới cổ đại..

+ Thương mại phát đạt,thúc đẩy sự lưu thông tiền tệ (tiền cổ của Rô ma và A ten).

+ Hi Lạp, Rô ma trở thành  các quốc gia giàu mạnh.


2. Thị quốc Địa Trung Hải

- Nguồn gốc hình thành: do tình trạng đất đai phân tán nhỏ và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc.

- Tổ chức của thị quốc: Nước thì nhỏ, nghề buôn phát triển nên cư dân tập trung ở thành thị có phố sá, lâu đài đền thờ, sân vận động, nhà hát và bến cảng, ta gọi đó là thị quốc.

- Tính chất dân chủ của thị quốc: quyền lực không nằm trong tay quý tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, (không có vua), quyết định mọi công việc nhà nước. Hội đồng 500 có vai trò như Quốc hội, người ta bầu 10 viên chức điều hành chính phủ, nhiệm kỳ một năm.

- Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.  Thể chế dân chủ phát triển cao nhất ở A-ten (Hy Lạp).

- Hoạt động của thị quốc:

+ Thị quốc hoạt động chủ yếu là buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ. Mỗi thành thị là một nước riêng.

+ Thị quốc luôn giữ quan hệ buôn bán với nhau và với các vùng xa. Nhờ đó thị quốc trở nên giàu có.

+ Ở các thị quốc, nô lệ bị bóc lột và bị khinh rẻ nên thường xuyên phản kháng chủ nô. Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn

Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về
Thành bang Sparta và thành bang Athena

>>> Xem thêm: Đặc điểm của thị quốc ở Địa Trung Hải

icon-date
Xuất bản : 16/05/2022 - Cập nhật : 26/11/2022

Tham khảo các bài học khác