logo

Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội được gọi là gì?

Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội được gọi là quyền tự do ngôn luận. Quyền tự do ngôn luận (TDNL) là một trong những quyền quan trọng của quyền con người và quyền công dân. Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa là phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, góp phần quản lí nhà nước.

Câu hỏi: Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội được gọi là gì?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Quyền tự do ngôn luận.

Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội được gọi là quyền tự do ngôn luận.

Giải thích của giáo viên Toploigiai về việc chọn đáp án A

Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội được gọi là quyền tự do ngôn luận. Quyền tự do ngôn luận (TDNL) là một trong những quyền quan trọng của quyền con người và quyền công dân. Cho đến nay, quyền này chẳng những đã được ghi nhận trong luật quốc tế về quyền con người, mà còn được khẳng định trong hiến pháp, pháp luật của các quốc gia - không phân biệt chế độ chính trị, ý thức hệ. Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa là phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, góp phần quản lí nhà nước, được tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.

Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội được gọi là gì?

Tuy công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình nhưng không phải thông tin nào công dân cũng được tiếp cận hoặc không phải vì có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà công dân có thể đưa ra những thông tin xuyên tạc gây hại cho cá nhân, tổ chức khác hay gây hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng như các quyền khác của công dân, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải trong khuôn khổ pháp luật quy định. Theo đó, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác. 

Những việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân là: Có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận tùy theo sự hiểu biết của mình, bằng cách tích cực tham gia đóng góp ý kiến , trong các cuộc họp ở lớp, trường, khi thấy có vấn đề, có ý kiến muốn đề xuất (nhất là những vấn đề có liên quan đến quyền trẻ em), có thể kiến nghị với nhà trường hoặc gửi bài cho báo đài. Đối với người từ đủ 16 tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 

>>> Tham khảo: Quyền tự do ngôn luận được quy định tại cơ quan nào cao nhất?

icon-date
Xuất bản : 22/08/2022 - Cập nhật : 02/12/2022