Ngôn ngữ là phương tiện để con người có thể giao tiếp và tham gia vào mọi hoạt động của xã hội. Ở trong ngôn ngữ, các bộ phận rất đa dang, như từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ mỗi thứ đều có đặc điểm riêng biệt. Để biết nhiều hơn về câu hỏi Quý ngữ là gì? Quý ngữ trong thơ Haiku là gì? Toploigiai mời các bạn đi tìm hiểu cùng chúng mình nhé!
Trong văn học, quý ngữ là một phạm trù, cách nói để đặt tên cho hiện tượng trong cuộc sống, ở đây quý ngữ được gọi chung là những từ chỉ mùa.
Chẳng hạn như “Tuyết” (Đông), Trăng (Thu), Hoa (Xuân)… có thể thường được thấy xuất hiện trong thơ. Những yếu tố về mùa đó có thể xuất hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua những sự vật, hiện tượng mang đặc trưng của mùa trong năm. Nhờ sử dụng Quý Ngữ với những quy ước nhất định, nhà thơ có thể chỉ bằng những từ ngữ đơn lẻ về sự vật hiện tượng cũng có thể mang lại cho người đọc cảm nhận về cái đẹp của mỗi mùa.
Quý ngữ đã trở thành một yếu tố bắt buộc trong luật làm thơ Haiku. Ở bài Haiku nào, ta cũng gặp những từ chỉ thời tiết và mùa, hầu hết các tập thơ Haiku đều được sắp xếp theo từng mùa. Dưới đây chúng ta sẽ xem qua 4 bài thơ đại diện cho 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông.Về nội dung haiku có luật cơ bản là không đả động đến cảm xúc mà chủ yếu chỉ ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ giới hạn trong 17 âm tiết nên thơ haiku thường chỉ diễn tả được một sự kiện diễn ra nhãn tiền ngay tức thì. Tuy là một sự việc nhưng haiku lại lồng hai ý tưởng bất ngờ lại với nhau.
Ôi những hạt sương (sự kiện hiện tại)
Trân châu từng hạt (ý tưởng thứ 1)
Hiện hình cố hương (ý tưởng thứ 2)
Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là bốn mùa của thiên nhiên và tính tương quan giữa hai ý tưởng. Trong thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không thì không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng... Ngoài ra bài thơ sẽ liên kết một hình ảnh bao la của vũ trụ ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường.
Về hình thức
- Thể loại thơ hai-cư là một thể loại thơ độc đáo của Nhật Bản.
- Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi cảm xúc, suy tư nào đó. Về ngôn ngữ, thơ hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hóa sự vật, chủ yếu chỉ sự dùng những nét chấm phá, gợi chứ không tả, chứa nhiều trí tưởng tượng cho người đọc.
- Thơ hai-cư có số từ vào loại ít nhất so với các thể thơ khác, chỉ có 17 âm tiết (hoặc hơn một chút), được ngắt ra làm 3 đoạn theo thứ tự thường là 5 - 7 - 5 âm tiết.
- Về ngôn ngữ, thơ hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hóa sự vật, chủ yếu chỉ sự dùng những nét chấm phá, gợi chứ không tả, chứa nhiều trí tưởng tượng cho người đọc.
Về nội dung
- Thơ hai-cư có luật cơ bản là không đả động đến cảm xúc mà chủ yếu chỉ ghi lại sự việc xảy ra trước mắt.
- Thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hóa phương Đông nói chung.
- Hai-cư thường thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hóa.
1. Chim đỗ quyên hót
ở Kinh đô
mà nhớ Kinh đô.
2. Tiếng vượn hú não nề
hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc ?
gió mùa thu tái tê.
3. Mưa đông giăng đầy trời
chú khỉ con thầm ước
có một chiếc áo tơi.
4. Lệ trào nóng hổi
tan trên tay tóc mẹ
làn sương thu.
>>> Tham khảo: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
----------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn đến với câu hỏi Quý ngữ là gì? Quý ngữ trong thơ Haiku là gì?, hi vọng với những kiến thức chúng tôi cung cấp, các bạn có thể đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.