logo

Quan sát và mô tả sự khác nhau về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

icon_facebook

Tế bào là gì?

Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản nhất của mọi vật sống. Cơ thể người được tạo nên bởi hàng tỉ tế bào. Chúng xây dựng nên các cấu trúc của cơ thể, lấy chất dinh dưỡng từ thực phẩm rồi chuyển hóa thành năng lượng và thực hiện các chức năng chuyên biệt. Tế bào cũng mang các vật chất di truyền và có thể tự nhân lên.


Tế bào nhân sơ là gì?

Tế bào nhân sơ được sinh ra trên sinh vật sinh sơ. Sinh vật nhân sơ là sinh vật không có các cấu trúc nội bào điển hình của tế bào eukaryote cũng như bào quan. Các chức năng như ty thể, lục lạp, bộ máy Golgi của bào quan hầu hết được thực hiện dựa trên màng sinh chất.

Tế bào nhân sơ có đặc điểm nổi bật là:

– Chưa có nhân hoàn chỉnh

– Tế bào chất không có hệ thống nội màng

– Không có các bào quan có màng bao bọc

– Độ lớn của tế bào chỉ dao động trong khoảng 1 – 5 Mm và trung bình chỉ nhỏ bằng 1/10 tế bào nhân thực

Tế bào nhân sơ có cấu tạo khá đơn giản, gồm có 3 thành phần chính : màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân. Ngoài các thành phần đó, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông.


Tế bào nhân thực là gì ?

Tế bào nhân thực hay còn được gọi là sinh vật nhân thực. Sinh vật nhân thực, còn gọi là sinh vật điển hình, sinh vật nhân chuẩn, sinh vật có nhân chính thức.

Sinh vật nhân thực  là một sinh vật gồm các tế bào phức tạp. Sinh vật nhân thực gồm nấm, thực vật và động vật.  Hầu hết sinh vật nhân thực đều là sinh vật đa bào. Sinh vật nhân thực thường được xếp thành một siêu giới hoặc vực và có cùng một nguồn gốc.

Một vài đặc điểm của tế bào nhân thực gồm:

– Tế bào nhân thực thường lớn gấp 10 lần (về kích thước) so với sinh vật nhân sơ, do đó gấp khoảng 1000 lần về thể tích.

– Thành tế bào bằng Xenlulôzơ (Ở tế bào thực vật), hoặc kitin (ở tế bào nấm) hoặc có chất nền ngoại bào (ở tế bào động vật).

– Tế bào chất: Có khung tế bào, hệ thống nội màng và các bào quan có màng.

– Nhân: Có màng nhân.

Cấu trúc của tế bào nhân thực bao gồm:Nhân tế bào; Lưới nội chất; Riboxom; Bộ máy Gongi.


Quan sát và mô tả sự khác nhau về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Chuẩn bị: Hình 19.2: cấu tạo tế bào nhân sơ (vi khuẩn) và hình tế bào nhân thực (động vật)

Quan sát và vẽ: Dựa vào hình ảnh hai tế bào đã chuẩn bị, hãy vẽ ra giấy hình dạng và cấu tạo của mỗi tế bào, ghi lại những đặc điểm đáng chú ý

So sánh và trình bày: nói về cấu tạo của mỗi loại tế bào. So sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và nhân thực

Quan sát và mô tả sự khác nhau về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

- Điểm giống nhau: Thành phần có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: màng tế bào, tế bào chất

- Điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:

 

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Thành tế bào, vỏ nhày, lông, roi Không
Nhân Là vùng nhân chứa ADN, chưa có màng bao bọc Có màng bao bọc, bên trong chứa dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc. Trên màng có nhiều lỗ nhỏ.
Tế bào chất Không có hệ thống nội màng, không có khung tế bào và không có bào quan có màng bao bọc Có hệ thống nội màng, có khung tế bào và bào quan có màng bao bọc.
Bào quan Ribôxôm Đa dạng: ribôxôm, lưới nội chất, thể gôngi, ty thể,…

So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

*Giống nhau:

Tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân, đồng thời đều những đặc điểm chung của tế bào như sau:

+ Mỗi tế bào được xem một hệ thống mở, tự duy trì, đồng thời tự sản xuất: tế bào có thể thu nhận các chất dinh dưỡng, chuyển hóa các chất này sang năng lượng, tiến hành các chức năng chuyên biệt và tự sản sinh thế hệ tế bào mới nếu cần thiết. Mỗi tế bào thường có chứa một bản mật mã riêng để hướng dẫn các hoạt động trên.

+ Sinh sản thông qua quá trình phân bào.

+ Trao đổi chất tế bào bao gồm các quá trình thu nhận các vật liệu thô, chế biến thành các thành phần cần thiết cho tế bào và sản xuất các phân tử mang năng lượng và các sản phẩm phụ. Để thực hiện được các chức năng của mình thì tế bào cần phải hấp thu và sử dụng được nguồn năng lượng hóa học dự trữ trong những phân tử hữu cơ. Năng lượng này sẽ được giải phóng trong các con đường trao đổi chất.

+ Đáp ứng với các kích thích hoặc sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài như những thay đổi về nhiệt độ, pH hoặc nguồn dinh dưỡng và di chuyển các túi tiết.

*Khác nhau:

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Có ở tế bào vi khuẩn Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực. Kích thước lớn hơn.
Có Thành tế bào, vỏ nhầy, lông, roi Không có Thành tế bào, vỏ nhầy, lông, roi
Chưa có nhân hoàn chỉnh, là vùng nhân chứa ADN và chưa có màng bao bọc. Nhân được bao bọc bởi lớp màng,bên trong  có chứa dịch nhân, nhân con và chất nhiễm sắc, ngoài ra trên màng còn có rất nhiều lỗ nhỏ.
Tế bào chất: Không có hệ thống nội màng, không có khung tế bào và cũng không có bào quan có màng bao bọc. Tế bào chất: Có hệ thống nội màng, có khung tế bào và bào quan còn có màng bao bọc.
Không có khung xương định hình tế bào. Có khung xương định hình tế bào.
Bào quan có Ribôxôm Bào quan: Ribôxôm, thể gôngi, lưới nội chất, ty thể,…
icon-date
Xuất bản : 05/09/2022 - Cập nhật : 23/11/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads