Câu hỏi: Quan sát Hình 25.1, mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào.
Lời giải:
Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ tạo thành nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.
- Phương trình hô hấp:
Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP)
* Khái niệm hô hấp tế bào
Hô hấp tế bào là một tập hợp các phản ứng và quá trình trao đổi chất diễn ra trong các tế bào của sinh vật để chuyển đổi năng lượng hóa học có trong chất dinh dưỡng thành adenosine triphosphate (ATP), và sau đó giải phóng các chất thải. Các phản ứng liên quan đến hô hấp là các phản ứng dị hóa, phá vỡ các phân tử lớn thành các phân tử nhỏ hơn, giải phóng năng lượng trong quá trình, do liên kết yếu "cao năng" sẽ được thay bằng liên kết mạnh hơn trong các sản phẩm. Hô hấp là một trong những phương thức chính giúp tế bào giải phóng năng lượng hóa học để cung cấp năng lượng cho các hoạt động tế bào. Hô hấp tế bào được coi là phản ứng oxy hóa-khử và giải phóng nhiệt. Phản ứng tổng thể được thực hiện thông qua một loạt các bước khác nhau, hầu hết trong số đó là phản ứng oxy hóa-khử. Hô hấp tế bào, nếu nói về mặt kỹ thuật là một phản ứng đốt cháy, nhưng thực chất thì không như vậy. Khi hô hấp tế bào xảy ra trong tế bào sống, năng lượng được giải phóng từ từ qua hàng loạt các phản ứng, chứ không bùng nổ nhiệt như phản ứng cháy thông thường.
* Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào
Đường phân
- Là quá trình phân giải Glucozo đến axit piruvic
- Nơi diễn ra: tế bào chất
- Nguyên liệu: Glucozo, ATP, NADH
- Kết quả: thu được 2 ATP và 2 NADH.
Chu trình Crep
- Nơi diễn ra: Chất nền ti thể
- Nguyên liệu: Axit piruvic, 2 axetyl-coenzymeA
- Sản phẩm: 6CO2, 2ATP, 2FADH2, 8NADH
Chuỗi chuyền electron
- Nơi diễn ra: màng trong ti thể
- Bản chất: Oxi hoá các phân tử NADH và FADH2 được tạo ra từ các giai đoạn trước
- Kết quả: 36 – 38 ATP
* Cấu tạo và chức năng hệ hô hấp ở người
Hệ hô hấp gồm hai cơ quan chính là: Các đường dẫn khí và hai lá phổi
– Các đường dẫn khí:
+ Mũi: Có nhiều lông mũi, có lớp nhiêm mạc tiết chất nhày, có lớp mao mạch dày đặc.
+ Họng: Có tuyến amidan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limphô.
+ Thanh quản: Có nắp thanh quản có thể cử động để đậy kiens đường hô hấp.
+ Khí quản: Cấu tạo bởi 15 đến 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục.
+ Phế quản: Cấu tạo bởi các vòng sụn, ở phế quản là nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ.
– Hai lá phổi:
+ Lá phổi phải có 3 thùy bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch.
+ Lá phổi trái có 2 thùy, đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mạng lưới mao mạch dày đặc.
Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài.