Câu trả lời chính xác nhất: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng bởi vì:
- Thứ nhất: Vật chất quyết định ý thức. Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau ý thức là ý thức của con người, không tách rời con người, nhưng sự ra đời của con người cũng có giới hạn còn thế giới vật chất thì tồn tại vĩnh viễn, vô hạn. Do đó có thể khẳng định rằng thế giới vật chất là cái có trước con người, vì vậy thế giới vật chất phải có trước ý thức. Vật chất là nguồn gốc của ý thức, nguồn gốc của ý thức bao gồm cả nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong đó nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm có bộ não người và thế giới khách quan cùng với quá trình phản ánh năng động, sáng tạo giữa chúng, tác động qua lại giữa chúng. Nguồn gốc xã hội của ý thức đó chính là lao động và ngôn ngữ.
- Thứ hai: Vai trò của ý thức đối với vật chất. Ý thức có tính độc lập tương đối và có thể tác động ngược trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, mời các bạn đến với nội dung sau đây nhé.
- Vật chất được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người đem lại cho con người trong cảm giác và được chép lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác.
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ não con người thì tự nhiên trở thành ý thức. Mặt khác, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới, do nhu cầu cải tạo giới tính tự nhiên của con người quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động. Do đó, ý thức … là cái vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”.
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
a) Vật chất quyết định ý thức
- Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất. Ý thức chỉ là hình thức phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người nên ý thức là cái có sau, là tính thứ hai. Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan) và vật chất trong xã hội (lao động và ngôn ngữ) thì mới có sự ra đời ý thức.
- Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội dung của ý thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người.Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc nội dung của ý thức con người qua các thế hệ.
-Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức. Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức là thế giới vật chất được dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong đó. Vậy nên vật chất là cơ sở để hình thành bản chất của ý thức.
-Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo. Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh.
- Ví dụ: Tục ngữ có câu “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là có ăn uống đầy đủ thì mới có sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ quyết định lối suy nghĩ, đời sống vật chất phảiđược đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần. Điều này đã chứng minh cho quan niệm vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
b) Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Bởi vì ý thức chính là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức chính là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì trong hiện thực khách quan.
Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của ý thức không phải là trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người những hiểu biết về hiện thực khách quan, trên cơ sở đó con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, các biện pháp, công cụ, phương tiện … để thực hiện mục tiêu của mình.
Sự trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
Tích cực: Ý thức có thể trở thành động lực thúc đẩy vật chất phát triển.
Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật chất khi ý thức phản ánh không đúng, làm sai lệch các quy luật vận động khách quan của vật chất.
Do vật chất là nguồn gốc và là cái quyết định đối với ý thức, cho nên để nhận thức cái đúng đắn sự vật, hiện tượng, trước hết phải xem xét nguyên nhân vật chất, tồn tại xã hội_ để giải quyết tận gốc vấn đề chứ không phải tìm nguồn gốc, nguyên nhân từ những nguyên nhân tinh thần nào.“tính khách quan của sự xem xét” chính là ở chỗ đó . Mặt khác, ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với vật chất, cho nên trong nhận thức phải có tính toàn diện, phải xem xét đến vai trò của nhân tố tinh thần. Trong hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ những điều kiện khách quan và giải quyết những nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra trên cơ sở tôn trọng sự thật. Đồng thời cũng phải nâng cao nhận thức, sử dụng và phát huy vai trò năng động của các nhân tố tinh thần,tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả cao. Không chỉ có vậy, việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ trên khắc phục thái độ tiêu cực thụ động, chờ đợi, bó tay trước hoàn cảnh hoặc chủ quan, duy ý chí do tách rời và thổi từng vai trò của từng yếu tố vật chất hoặc ý thức.
--------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!