logo

Quan điểm cho rằng: Nhân chi sơ tính bản thiện là của?

Câu hỏi: Quan điểm cho rằng: Nhân chi sơ tính bản thiện là của?

A. Lão Tử 

B. Hàn Phi Tử

C. Tuân Tử 

D. Mạnh Tử 

Trả lời

Đáp án đúng: D. Mạnh Tử 

Quan điểm cho rằng: Nhân chi sơ tính bản thiện là của Mạnh Tử 

“Nhân chi sơ tính bản thiện ” là một tư tưởng của của Khổng Tử, và được các học trò của ông như Mạnh Tử ghi chép truyền đạt lại về sau, và tư tưởng đạo lý này được tồn tại, giáo dục trong Nho giáo. 

Đặc điểm đầu tiên trong tư tưởng của Mạnh Tử là kế thừa và phát triển  tư tưởng “ Nhân” của Khổng Tử. Ông lấy tư tưởng Nhân dùng vào chính trí và đề ra thuyết “Nhân Chính”. Ông cho rằng “ phải lấy dân làm trọng, sau đó là xã tắc rồi mới đến vua”. Quân chủ chỉ có thẻ được nhân dân bảo vệ mới có thể làm vua do đó, cần phải thực hiện Nhân Chính, làm cho họ có đất để canh tác, cuộc sống no đủ, an cư lạc nghiệp đồng thời cũng cần phải tiếp thu giáo dục Nho gia, hiểu được lễ nghi đạo đức , chung sống hòa hợp. Nếu như vua không thực hiện Nhân Chính, sẽ dẫn đến sự bất mãn của nhân dân từ đó dẫn đến việc đổi vua. Mạnh Tử chủ trương sử dụng phương thức hòa bình để thống nhất thiên hạ, kịch liệt phản đối sự tranh chấp , giằng xé giữa các chư hầu. Dựa vào thuyết Nhân Chính chúng ta có thể thấy Mạnh Tử đã nhìn thấy được vị trí quan trọng của nhân dân, đây là 1 bước phát triển rất có ý nghĩa.

Quan điểm cho rằng: Nhân chi sơ tính bản thiện là của?

Đặc điểm tư tưởng thứ hai của ông qua “Nhân chi sơ tính bản thiện” đó là đề ra tính bản thiện của con người. Đây cũng chính là lý luận cơ bản của tư tưởng Nhân Chính, có đóng góp không nhỏ vào học thuyết Nho gia. Người dạy thuyết Nho gia phải có Đức, phải yêu người, theo thiện chứ không được theo ác. Nhưng lý do tại sao thì Không Tử vẫn chưa cho 1 đáp án rõ ràng. Mạnh Tử đã liên hệ giữa thiện và người lại với nhau , cho rằng con người bản tính vốn là thiện. Có lòng trắc ẩn, biết xấu hổ, biết kính trọng và biết thị phi.

Đặc điểm tư tưởng thứ ba của ông qua “Nhân chi sơ tính bản thiện” đó là Chữ SƠ trong “nhân chi sơ” cũng không có nghĩa là trẻ sơ sinh, mà là bản nguyên của con người. Không phải chỉ người mà bất cứ gì “sơ” như nó vốn là chưa qua tưởng là, cho là, muốn phải là, mong sẽ là… cũng đều hoàn hảo.

Nhân , nghĩa, lễ, trí, tín cũng chính là đạo đức , tình cảm của con người, cũng là lương tâm mà khi con người sinh ra đã có không cần phải bồi dưỡng, giáo dục. Đây chính là điểm khác biệt giữa con người và cầm thú. Mạnh Tử cho rằng đã là con người thì đều có sự đồng cảm và cần phải mở rộng hơn nữa lòng đồng cảm đó. Học thuyết “Nhân chi sơ tính bản thiện” hay “Nhân chi sơ tính bổn thiện” này của ông có ảnh hưởng rất lớn đến hậu thế , trở thành quan điểm chính thống của cả 1 thời đại phong kiến.

icon-date
Xuất bản : 07/07/2022 - Cập nhật : 07/07/2022