logo

Quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta thể hiện rõ qua việc

icon_facebook

Sau 25 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta thể hiện rõ qua việc gì? Hãy để Toploigiai chia sẻ thông tin đến bạn.


Câu hỏi: Quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta thể hiện rõ qua việc

A. Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp được cải tiến, tăng cường.

B. Các loại nông sản được sản xuất ra với chất lượng ngày càng cao.

C. Các mô hình kinh tế hộ gia đình phát triển.

D. Hình thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến.

Đáp án đúng là: D. Hình thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến.


Giải thích của giáo viên Toploigiai tại sao chọn đáp án D

Sau 25 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta thể hiện rõ qua việc hình thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến.

Quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta thể hiện rõ qua việc hình thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến.

- Vì sao cần chuyển dịch nền nông nghiệp

Vùng chuyên canh là hình thức chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu phù hợp nhất với các điều kiện tự nhiên của vùng nhằm khai thác có hiệu quả nhất thế mạnh tự nhiên của vùng, mang lại hiệu quả sản xuất cao.

Hình thành các vùng chuyên canh (chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây lương thực thực phẩm,…) đã thể hiện sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp ở nước ta. Ví dụ: Vùng đồng bằng phát triển các cây công nghiệp hàng năm, cây lúa nước,… vùng núi, cao nguyên trồng các cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su,…

Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm => tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.


- Chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chuyên canh ở Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 20 năm qua (2000-2020), lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang lâm nghiệp và thủy sản theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và thủy sản. Nếu năm 2.000, nông nghiệp chiếm tới 80,79% giá trị gia tăng của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản, thủy sản chiếm 13,76%, lâm nghiệp chỉ chiếm 5,45%, thì năm 2010, nông nghiệp chiếm 78,27% giảm 2,52 điểm phần trăm so với năm 2000; lâm nghiệp chiếm 3,55%, giảm 1,9 điểm phần trăm; thủy sản chiếm 18,18%, tăng 4,42 điểm phần trăm. Đến năm 2020, nông nghiệp chiếm 72,84%, giảm 5,43 điểm phần trăm so với năm 2010 và giảm 7,95 điểm phần trăm so với năm 2000; lâm nghiệp chiếm 4,82%, tăng 1,27 điểm phần trăm và giảm 0,63 điểm phần trăm; thủy sản chiếm 22,34%, tăng 4,16 điểm phần trăm và tăng 8,59 điểm phần trăm.


- Thực trạng công nghiệp chế biến

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 7,79%, đóng góp 2,05 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng trưởng dương 1,23% (khai thác than tăng 3,2% và quặng kim loại tăng 5%), làm tăng 0,04 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/3/2022.

>>>Tham khảo: Cơ cấu, vai trò và đặc điểm công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp

icon-date
Xuất bản : 02/09/2022 - Cập nhật : 09/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads