Câu trả lời chính xác nhất: Protocol được sử dụng cho mạng internet là TCP/IP
Để hiểu rõ hơn về Protocol mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé!
Protocol là một giao thức mạng, tập hợp các quy tắc đã được thiết lập với nhiệm vụ hàng đầu là định dạng, truyền và nhận dữ liệu. Tất cả nhiệm vụ này sẽ được thực hiện sao cho các thiết bị mạng máy tính (Từ server, router đến end point) có thể giao tiếp rõ ràng với nhau. Dù có sự khác biệt về cơ sở hạ tầng, thiết kế hay các tiêu chuẩn cơ bản thì giao thức Protocol vẫn sẽ hỗ trợ tuyệt đối để việc giao tiếp có thể diễn ra tốt nhất.
Giống như các ngôn ngữ lập trình, các Protocol được phát triển dựa trên các quy tắc đặc biệt và thiết kế để mang lại hiệu quả cao nhất. Một một quy tắc sẽ được định danh với một cái tên riêng. Protocol thường được chuẩn hoá cho quá trình truyền dữ liệu, một số quá trình như:
Type of task: loại nhiệm vụ
Process nature: Bản chất của quy trình
Data flow rate: Tốc độ của dòng dữ liệu
Data type: Loại dữ liệu được truyền đi
Device management: Quản lý các thiết bị
Trong một quá trình có thể được xử lý bởi một hoặc nhiều Protocol cùng lúc. Sự phối hợp các Protocol lại với nhau tạo ra một Protocol family (tạm dịch: bộ giao thức).
Các giao thức mạng thường phân chia các quy trình lớn thành nhiều phần nhỏ tương ứng với chức năng, nhiệm vụ trên tất cả cấp độ mạng. Điều này còn được biết đến là mô hình OSI được sử dụng trong mô hình tiêu chuẩn. Như vậy, ta có thể hiểu rằng sẽ có một hoặc nhiều giao thức mạng để xử lý các hoạt động trong quá trình trao đổi, sâu hơn nữa là từng lớp mạng.
Trong đó, sẽ có 7 lớp mạng mà bạn cần ghi nhớ trong mô hình OSI như sau:
Tầng 1: Physical Layer (Tầng vật lý), được sử dụng để truyền hoặc nhận các chuỗi bit từ các thiết bị vật lý
Tầng 2: Data Link-Layer (Tầng liên kết dữ liệu), là tầng có khả năng tạo khung thông tin và kiểm soát mọi luồng tin, các lỗi có thể xảy ra trong tương lai
Tầng 3: Network Layer (Tầng mạng), có nhiệm vụ đảm bảo mọi thông tin được trao đổi liên tục. Đồng thời, chọn đường đi, công nghệ chuyển mạch phù hợp nhất
Tầng 4: Transport Layer (Tầng giao vận), hỗ trợ vận chuyển thông tin giữa các máy chủ và chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến việc kiểm soát các luồng, các lỗi có thể xảy ra
Tầng 5: Session Layer (Tầng phiên), đây là tầng thiết lập và có thể duy trì, đồng bộ hóa liên lạc giữa các thực thể. Không chỉ vậy, tầng 5 còn có chức năng loại bỏ các phiên truyền đi giữa các app
Tầng 6: Presentation Layer (Tầng trình diễn), chịu trách nhiệm về việc chuyển đổi thông tin, dữ liệu theo nhu cầu của các ứng dụng
Tầng 7: Application Layer (Tầng ứng dụng), là tầng cuối cùng và cũng là tầng giúp người dùng giao tiếp trong môi trường mạng
TCP: TCP là viết tắt của từ Transmission Control Protocol, đây là một Protocol trong tầng vận chuyển và đảm nhận nhiệm vụ cung cấp dữ liệu chính xác. Thông thường, Protocol này sẽ được sử dụng cùng với IP. Đó là lý do tại sao bạn thường gặp thuật ngữ TCP/IP trên Internet
HTTP: Là từ viết tắt của Hypertext Transfer Protocol. Chắc chắn bạn đã từng gặp thuật ngữ này rất nhiều lần trên mạng. Hiểu một cách đơn giản thì đây là giao thức truyền tải siêu văn bản. Đồng thời, chúng cũng chính là nền tảng của World Wide Web. Thêm vào đó, HTTP cũng là giao thức nằm ở tầng 7 (Tầng ứng dụng)
HTTPS: Đây là giao thức cải tiến của HTTP. Bởi giao thức HTTP không được mã hóa nên mức độ bảo mật rất kém. Để khắc phục vấn đề này, HTTPS ra đời và bảo vệ dữ liệu 100% bằng cách mã hóa các thông điệp HTTP
TLS/SSL: Là viết tắt của từ Transport Layer Security. Bạn có thể hiểu đây là giao thức mà HTTPS sử dụng để mã hóa. Tương tự với giao thức này ta có SSL – Secure Sockets Layer
UDP: Là từ viết tắt của User Datagram Protocol, đây là Protocol có khả năng thay thế cho TCP ở tầng vận chuyển. Tuy nhiên, nhiều người đánh giá UDP dù nhanh hơn nhưng lại không đảm bảo an toàn bằng TCP. Với lợi thế về tốc độ của mình, UDP thường dùng để xem video trực tuyến, chơi game,…
--------------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu Protocol nào được sử dụng cho mạng internet?. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!