logo

Phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi: Phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Trả lời:

– Thứ nhất: Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần cùa xã hội làm cho hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác Lê-nin trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

– Thứ hai: Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của đảng cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hóa.

Sự lãnh đạo của đảng cộng sản và quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với mọi hoạt động văn hóa là phương thức có tính nguyên tắc và cũng là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.

Phương thức không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của đảng cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hóa được coi là sự bảo đảm về chính trị, tư tưởng để nền văn hóa xây dựng trên nền tảng của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân đi đúng quỹ đạo và mục tiêu xác định.

Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa bằng cương lĩnh, đường lối, chính sách văn hóa của mình và sự lãnh đạo của đảng phải được thể chế hóa trong hiến pháp, pháp luật, chính sách. Nhà nước thực hiện quản lý văn hóa theo đúng các nguyên tắc, quan điểm, chủ trương của đảng cộng sản.

– Thứ ba: Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức kết hợp giữa việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại.

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa không hình thành từ hư vô, trái lại nó được hình thành trên cơ sở kế thừa những giá trị văn hóa của dân tộc. Văn hóa dân tộc là nền móng và trên cơ sở đó tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Sự gắn kết giữa giữ gìn, kế thừa văn hóa dân tộc, tiếp thu giá trị văn hóa nhân loại với quá trình sản sinh giá trị mới tạo nên sự thống nhất biện chứng của hai mặt giữ gìn vả sáng tạo văn hóa.

Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức kết hợp giữa việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại được coi là phương thức nhằm xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phong phú, đa dạng. Cùng với quá trình này là những phương pháp thích hợp nhằm đưa những giá trị văn hóa vào đời sống xã hội để đông đảo nhân dân được hưởng thụ văn hóa do mình sáng tạo ra.

– Thứ tư: Tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân vào các hoạt động sáng tạo văn hóa.

Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động đã trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.

Tuy nhiên, để phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của quần chúng, đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải tổ chức nhiều phong trào nhằm lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa nhé!


1. Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là một nền vàn hoá được xây dựng trên cơ sở hệ giá trị tư tưởng cách mạng của giai cấp công nhân; có sự kế thừa, tiếp thu chọn lọc đối với những tinh hoa văn hoá đã được con người sáng tạo ra trong lịch sử.

Như vậy, nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là nền văn hoá có bản chất giai cấp khác căn bản so với các nền văn hoá trước đây (thí dụ nền vàn hoá tư sản), thế nhưng nó lại là sự tiếp tục của sự phát triển văn hoá mà nhân loại đã sáng tạo ra. V.I. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng: “Văn hóa vô sản không phải bỗng nhiên mà có nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản phát minh ra... Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu”.

Phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

2. Những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất. Chủ nghĩa Mác-Lênin với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, là nền tảng tư tưởng và giữ vai trò chủ đạo quyết định phương hướng phát triển nội dung của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa. Vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với nền văn hoá xã hội chủ nghĩa là điều kiện quyết định đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể tự giác và hưởng thụ văn hoá của xã hội mới. Đặc trưng này phản ánh bản chất giai cấp công nhân và tính đảng của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai. Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá không còn là đặc quyền, đặc lợi của thiểu số giai cấp bóc lột. Công cuộc cải biến cách mạng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội từng bước tạo ra tiền đề vật chất và tinh thần để đông đảo nhân dân tham gia xây dựng nền văn hoá mới và hưởng thụ những giá trị của nền văn hoá đó.

Thứ ba. Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng Cộng sản và quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định trước tiên đối với việc xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa. Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa không hình thành và phát triển một cách tự phát, trái lại, nó phải được hình thành và xây dựng một cách tự giác, có sự quản lý của Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Mọi sự coi nhẹ hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò quản lý của Nhà nước đối với đời sống tinh thần của xã hội, đối với nền văn hoá xã hội chủ nghĩa sẽ dẫn đến làm mất phương hướng chính trị của nền văn hoá- nền tảng tinh thần của xã hội.

icon-date
Xuất bản : 11/02/2022 - Cập nhật : 13/02/2022