logo

Phương thức chuyển nghĩa là gì?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Phương thức chuyển nghĩa là gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về Phương thức chuyển nghĩa do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo


Trả lười câu hỏi: Phương thức chuyển nghĩa là gì?

    Phương thức chuyển nghĩa (tiếng Pháp: trope) là sự sáng tạo các hình ảnh ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật bằng chuyển đổi ý nghĩa của từ và hình ảnh để tạo ra các giá trị biểu cảm mong muốn. Phương thức chuyển nghĩa còn được gọi là phương thức tu từ ngữ nghĩa.


Kiến thức tham khảo về phương thức chuyển nghĩa


1. Các phương thức chuyển nghĩa 

1.1.  Phương thức ẩn dụ: nghĩa chuyển và nghĩa gốc có 1 điểm chung nào đó

- Định nghĩa: ẩn dụ là phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những thuộc tính… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.

 - Khái niệm ẩn dụ thương được tiếp cận từ những hướng chính: 

+ Quan điểm truyền thống: coi ẩn dụ là một biện pháp tu từ mang lại vẻ đẹp, độ sâu sắc cho câu văn, lời nói. 

+ Quan điểm của từ vựng ngữ nghĩa: coi ẩn dụ là một phương thức tạo nghĩa mới.

 + Quan điểm hiện đại: coi ẩn dụ là một hiện tượng phản ánh sự tri nhận thế giới của con người. 

- Nguyễn Thiện Giáp chia ẩn dụ thành 8 loại: 

+ Sự giống nhau về hình thức 

+  Sự giống nhau về màu sắc 

+ Sự giống nhau về chức năng

+ Sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó

+ Sự giống nhau về một đặc điểm, vẻ ngoài nào đó 

+ Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng. 

+ Chuyển tên con vật thành tên người.

+ Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác (hiện tượng nhân cách hóa). 

[ĐÚNG NHẤT] Phương thức chuyển nghĩa là gì?

1.2. Phương thức chuyển nghĩa hoán dụ. 

- Định nghĩa: hoán dụ là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy.

- Nguyễn Thiện Giáp phân hoán dụ làm 10 loại: 

+ Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận. 

_ Lấy bộ phận thay cho toàn thể. 

_ Lấy toàn thể thay cho bộ phận. 

+ Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống ở đó. 

+ Lấy cái chứa đựng thay cái được chứa đựng.

+ Lấy quần áo, trang phục nói chung thay cho con người. 

+ Lấy bộ phận con người thay cho quần áo.

+ Lấy địa điểm, nơi sản xuất thay cho sản phẩm được sản xuất ở đó. 

+ Lấy địa điểm thay sự kiện xảy ra ở đó. 

+ Lấy tên tác giả thay tác phẩm. 

+ Lấy tên chất liệu thay tên sản phẩm 

+ Lấy âm thanh thay tên đối tượng.


2. Bài tập

Baì 1: Xác định nghĩa gốc nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ : vai, miệng , chân , tay , đầu trong đoạn thơ sau

Áo anh rách (vai )

Quần tôi có vài mảnh vá

(Miệng) cười buốt giá

(Chân) không giày

Thương nhau( tay) nắm lấy bàn( tay)!

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

(Đầu )súng trăng treo.

Trả lời:

- Nghĩa gốc: Miệng, chân , tay 

- Nghĩa chuyển: vai, đầu

- Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: Đầu

- Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ: Vai 

Bài 2: Cho các câu sau:

1. Thu đã về trên những góc phố Hà Nội.

2. Biển giàu có với bao nhiêu là thu, nhụ, đé,...

3. Chúng em thu giấy loại làm kế hoạch nhỏ.

4. Hội nghị đã thu được những kết quả tốt đẹp.

5. Bằng sự nỗ lực của bản thân, Lan đã thu hẹp khoảng cách với bạn đứng đầu lớp.

6. Ông bà tôi thu hoạch được rất nhiều bưởi.

7. Hoa ngồi thu mình trong góc.

Hãy giải thích nghĩa của từ “thu” trong từng trường hợp?

Gợi ý:

1. Thu – mùa thu (danh từ).

2. Thu – cá thu (danh từ).

3. Thu – hành động thu gom (động từ).

4. Thu – đạt được, có được kết quả nào đó sau một quá trình hoạt động (động từ).

5. Thu – thu hẹp khoảng cách (tính từ).

6. Thu – thu hoạch (động từ).

7. Thu - làm cho thân mình hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể gọn lại, choán ít chỗ hơn và thường khó nhận thấy hơn (động từ).

Bài 3: Cho các nghĩa sau của từ “hạt giống”:

Nghĩa 1. Hạt dùng để gây giống.

Nghĩa 2. Những người còn trẻ đang có rất nhiều triển vọng hoặc đang được đào tạo, bồi dưỡng cho tương lai.

Hãy cho biết nghĩa nào của từ “hạt giống” được dùng trong các câu sau:

- Hạt giống em ươm trồng hôm nay đã bật nhú.

- Hết mùa cây ra quả, em xin ông một hạt giống về trồng trong vườn nhà.

- Cậu ấy được coi là hạt giống số 1 của mùa giải này đấy!

- Hạt giống này rất khỏe, nó đã nảy mầm mà không cần chăm bón.

- Họ đang chọn hạt giống cho đội tuyển quốc gia.

Gợi ý:

- Hạt giống em ươm trồng hôm nay đã bật nhú. (nghĩa 1)

- Hết mùa cây ra quả, em xin ông một hạt giống về trồng trong vườn nhà. (nghĩa 1)

- Cậu ấy được coi là hạt giống số 1 của mùa giải này đấy! (nghĩa 2)

- Hạt giống này rất khỏe, nó đã nảy mầm mà không cần chăm bón. (nghĩa 1)

- Họ đang chọn hạt giống cho đội tuyển quốc gia. (nghĩa 2)

icon-date
Xuất bản : 03/04/2022 - Cập nhật : 14/06/2022