logo

Phương thức biểu đạt của bài Phò giá về kinh?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Phương thức biểu đạt của bài Phò giá về kinh?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Ngữ văn 7.


Trả lời câu hỏi: Phương thức biểu đạt của bài Phò giá về kinh?

- Phương thức biểu đạt của bài Phò giá về kinh là biểu cảm kết hợp tự sự. Trong đó, biểu cảm là phương thức biểu đạt chính.


Kiến thức mở rộng về bài thơ Phò giá về kinh


1. Tác giả Trần Quang Khải

- Trần Quang Khải sinh năm 1241, mất năm 1294, con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông.

- Ông là một võ tướng kiệt xuất, được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên (1284-1285; 1287-1288), đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương.

- Ông còn là người có nhiều vần thơ “sâu lí xa thú” (Phan Huy Chú).


2. Bài thơ Phò giá về kinh

Phương thức biểu đạt của bài Phò giá về kinh?

Phiên âm:

Đoạt sóc Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan.

Thái bình tu nỗ lực,

Vạn cổ thử giang san.

Dịch nghĩa:

Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương,

Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử.

Thái bình rồi nên dốc hết sức lực,

Muôn đời vẫn có non sông này.

Dịch thơ:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy nghìn thu.

a. Bố cục:

- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Hào khí chiến thắng của quân ta.

- Phần 2 (hai câu còn lại): Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập.

b. Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

c. Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc.

- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.

- Hình thức diến đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.

Bài thơ sử dụng thể thơ ngũ ngôn với số câu chữ ít ỏi, nhưng vô cùng hàm súc. Số câu chữ ít ỏi những đã khái quát đầy đủ sự kiện lớn của dân tộc và nêu lên chân lí lớn của thời đại. Kết cấu thơ chặt chẽ, ngôn từ chọn lọc, nhịp thơ ngắn gọn, kết hợp giữa biểu ý và biểu cảm. Vừa đưa ra những sự kiện lịch sử chính vừa thể hiện niềm vui, sự hân hoan trước chiến thắng và những suy tư, chiêm nghiệm sau khi đất nước đánh bại quân xâm lược.

d. Phân tích bài thơ:

- Phân tích hai câu thơ đầu:

+ Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nhắc đến hai chiến thắng lịch sử đánh dấu ấn quan trọng trong việc phá tan giặc Nguyên Mông đó là chiến thắng tại Chương Dương và Hàm Tử năm 1285:

“Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan.”

là cảm hứng tự hào trước những chiến công của thời đại, mang tính thời sự nóng hổi: Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù. Câu thơ ngắn gọn, chỉ có năm chữ mà chắc nịch ý tứ và niềm vui. Câu thơ như dồn nén sức mạnh và sự thần tốc, chớp nhoáng của các chiến công. Các động từ mạnh mẽ, dứt khoát: đoạt, cầm mang phong cách của một vị tướng.

+ Hai câu thơ có thể được dịch như sau: “Chương Dương cướp giáo giặc/ Hàm Tử bắt quân thù”.

Nhắc lại hai địa danh đó càng làm niềm vui, niềm tự hào được nhân lên hơn nữa. Ngoài ra tác giả còn sử dụng từ ngữ mang sắc thái biểu cảm: chữ Hồ thường được người phương Bắc dùng để gọi các dân tộc thiểu số phía Tây và Tây Bắc Trung Quốc. Bởi vậy khi dùng chữ này với quân xâm lược Mông – Nguyên tác giả thể hiện sự khinh bỉ.

+ Chương Dương và Hàm Tử chính là hai địa danh thuộc tả và hữu của con sông Hồng. Dưới sự chỉ huy của vị tướng tài ba Trần Quang Khải quân và dân ta đã dành chiến thắng vẻ vang tại hai phòng tuyến quan trọng này.

+ Hai câu thơ tuy rằng không nhắc đến sự khốc liệt của cuộc chiến, đến binh đao đến máu chảy nhưng hai động từ “đoạt sáo” và “cầm hồ” đã thể hiện được ý chí chiến đấu vô cùng ngoan cường của quân và dân ta.

=> Lời thơ như đưa ta vào giữa cuộc chiến tranh, được đứng giữa cái cảm giác nâng nâng của sự chiến thắng, chiến thắng đã vang động cả đất trời.

- Phân tích hai câu thơ cuối:

+ Tương lai của đất nước được Trần Quang Khải suy ngẫm và nhắn nhủ đến toàn thể dân tộc “Thái bình nên gắng sức,/ Non nước ấy ngàn thu”.

+ Đây là lời nhắn nhủ của vị tướng tài ba kiệt xuất về tương lai của đất Việt, nền thái bình là tất cả mọi người từ già trẻ lớn bé, gái trai từ vua đến quân, dân đều phải tự ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nền thái bình đó “tu trí lực”,

=> Muốn như thế mỗi con người chúng ta cần tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, tài năng cống hiến cho đất nước, tinh thần đoàn kết chính là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách.

+ Câu kết “Vạn cổ thử giang san” chính là sự nhấn mạnh của Trần Quang Khải kết quả của sự cố gắng dựng xây và bảo vệ đất nước kia chính là “Non nước” ấy lưu danh ngàn đời trường tồn đến hàng ngàn năm sau, đây cũng chính là ước mơ của tác giả.

- “Phò giá về kinh” đã ra đời đến mấy trăm năm lịch sử nhưng giá trị mà bài thơ để lại vẫn còn vẹn nguyên cho đến ngày nay. Vị danh tướng tài ba - một nhà thơ lớn của dân tộc Trần Quang Khải đã dành hết tâm tư của mình cho bài thơ, nhắc nhủ đến toàn thể nhân dân, chính đoàn kết là sức mạnh dẫn đến chiến thắng, đồng thời cũng nêu lên tinh thần tự hào dân tộc và nhắc nhở mọi người cần tu dưỡng tài năng, đạo đức cống hiến của tổ quốc.

icon-date
Xuất bản : 09/04/2022 - Cập nhật : 26/11/2022