logo

Phương thức biểu đạt bài Non-bu và Heng -bu - Ngữ văn lớp 6

icon_facebook

Truyện “Non-bu và Heng-bu” kể theo trình tự thời gian và kết thúc có hậu, người ở hiền gặp lành, kẻ độc ác bị trừng trị. Trong truyện có các yếu tố hoang đường, kì ảo: người em bổ hạt bầu ra, nhả ra trân châu, hồng ngọc, tiền bạc; người anh bổ quả bầu thì hiện ra các tráng sĩ. Vậy tác phẩm Non-bu và Heng-bu được viết theo phương thức biểu đạt nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài Non-bu và Heng-bu (Truyện dân gian Hàn Quốc)

1. Tóm tắt bài Non-bu và Heng-bu 

Ngày xưa, ở một làng nọ có hai anh em, anh trai Non-bu tham lam xấu tính và em trai Heng-bu tốt bụng, hiền lành. Tuy bị người anh cướp hết tài sản người cha để lại nhưng Heng-bu vẫn chăm chỉ làm ăn, thậm chí còn giúp đỡ người khác. Còn người anh thì xua đuổi em mình lúc em khốn khó nhất. Trong một lần cứu chú chim nhạn non, gia đình Heng-bu được đền ơn bằng hạt bầu. Khi trồng, cây bầu mang đến trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, tiền bạc. Người anh biết được sự tình đó, cố tình bắt bước người em nuôi một đôi chim nhạn. Chờ mãi không được, Non-bu đã lôi một chú chim non bẻ chân rồi băng bó lại, dặn dò nhớ trả ơn. Rồi con chim cũng quay lại ngậm một hạt bầu. Người anh hớn hở trồng thế nhưng cứ bổ một quả bầu thì mọi tai họa, trừng phạt người anh trai. Người anh trai trở nên nghèo đói. Heng-bu nghe tin vội chạy đến mời gia đình anh trai về chung sống với mình.

Phương thức biểu đạt bài Non-bu và Heng -bu - ngữ văn lớp 6

2. Phương thức biểu đạt bài Non-bu và Heng-bu 

- Tự sự, miêu tả. 


3. Giá trị nội dung bài Non-bu và Heng-bu 

+ Truyện đề cao lòng nhân ái, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người, khẳng định niềm tin vào sự công bằng, vào giá trị của lao động và sự cố gắng.

+ Truyện cũng nêu lên bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc sẽ nhận lấy những hậu quả xấu.

+ Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người hiền lành sẽ được đền đáp xứng đáng, kẻ độc ác bị trừng trị.


4. Giá trị nghệ thuật bài Non-bu và Heng-bu 

+ Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, hoang đường (như cây bầu tiên, 1 năm sau chim quay về trả ơn) tạo nên sức hấp dẫn cho cổ tích.

+ Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập: Nhân vật hiền lành, tốt bụng và nhân vật tham lam, ích kỷ.


5. Bố cục bài Non-bu và Heng-bu 

3 phần.

+ Phần 1 (Đầu đến bước trở về) : Giới thiệu hoàn cảnh và tính cách của 2 anh em

+ Phần 2 (Tiếp đến trở nên vô cùng giàu có) : Người em hiền lành, tốt bụng được đền đáp và sống giàu có.

+ Phần 3 (Còn lại) : Người anh tham lam, xấu xa nhận quả báo, rồi được em cưu mang.


6. Ngôi kể bài Non-bu và Heng-bu 

- Là người kể chuyện giấu mình, đứng ở ngôi thứ ba kể lại các sự việc bên trong câu chuyện.

icon-date
Xuất bản : 07/10/2022 - Cập nhật : 01/12/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads