Bề mặt quả đất đa phần là nước mặn chứ không phải nước ngọt. Hơn nữa, đủ thứ rác thải, chất độc ngấm xuống đất, thải ra sông suối, khiến nguồn nước sạch càng khan hiếm hơn nữa. Vì vậy, cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người càng phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước. Vậy bài “Khan hiếm nước ngọt” được viết theo phương thức biểu đạt nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: [Sách Cánh Diều] Soạn văn 6 bài Khan hiếm nước ngọt (ngắn nhất)
Nhiều người đã lầm khi tin rằng con người và muôn loài trên quả đất không bao giờ thiếu nước. Sự thật là bề mặt quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ không phải nước ngọt. Hơn nữa, đủ thứ rác thải, chất độc cứ vô tư ngấm xuống đất, thải ra sông suối, khiến nguồn nước sạch càng khan hiếm hơn nữa. Trên hành tinh có khoảng hơn 2 tỉ người thiếu nước ngọt để sinh hoạt hằng ngày. Thiếu nước thì đất đai sẽ khô cằn, cây cối, muôn vật không sống nổi vì chả có thứ gì mà không cần nước. Nguồn nước ngọt trong khi đó phân bố không đều, có nơi ngập nước, có nơi khan hiếm. Vì vậy, cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người càng phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Văn bản nêu lên hiện trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới. Từ đó nhắc nhở con người phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước ngọt.
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.
Có thể chia văn bản thành 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến …như vậy là nhầm to): Giới thiệu vấn đề.
- Phần 2 (Tiếp theo đến ...trập trùng núi đá): Chứng minh vấn đề.
- Phần 3 (Còn lại): Giải quyết vấn đề.
- Báo chí