logo

Phương pháp làm giảm hao phí điện năng trong máy biến áp

Câu hỏi: Phương pháp làm giảm hao phí điện năng trong máy biến áp là

A. Tăng số vòng dây cuộn sơ cấp của máy biến áp.

B. Lõi của máy biến áp được cấu tạo bằng một khối thép đặc.

C. Lõi của máy biến áp được cấu tạo bởi các lá thép mỏng ghép cách điện với nhau.

D. Tăng số vòng dây cuộn thứ cấp của máy biến áp.

Trả lời :

Đáp án C. Lõi của máy biến áp được cấu tạo bởi các lá thép mỏng ghép cách điện với nhau.

Phương pháp làm giảm hao phí điện năng trong máy biến áp là lõi của máy biến áp được cấu tạo bởi các lá thép mỏng ghép cách điện với nhau.

Giải thích :

Điện năng trong máy biến áp có thể bị hao phí do sự xuất hiện của dòng điện Fu-cô trong khối thép – lõi của các cuộn dây. Dòng điện Fu- cô là dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khối kim loại khi từ thông qua nó biến thiên.

Để hạn chế dòng điện Fu-cô, người ta làm lõi của các cuộn dây bằng cách ghép các lá thép mỏng cách điện với nhau, thay vì để một khối đặc lớn.
 

[CHUẨN NHẤT] Phương pháp làm giảm hao phí điện năng trong máy biến áp

Cùng Top lời giải tìm hiểu về máy biến áp nhé:


1. Máy biến áp là gì?

Máy biến áp hay máy biến thế là thiết bị điện từ tĩnh, làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi hệ thống điện áp, với tần số không đổi.

Ở máy biến áp, việc biến đổi điện áp chỉ thực hiện được khi dòng điện là xoay chiều hoặc dòng điện biến đổi xung. Máy biến áp được dùng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, ngoài ra máy biến áp cũng được dùng cho một số yêu cầu khác như nối mạch chỉnh lưu, làm nguồn cấp điện cho lò điện, máy hàn, máy thử nghiệm… Máy biến áp có hai hay nhiều dây quấn đặt chung trên một mạch từ, các dây quấn có thể nối điện hoặc không nối điện với nhau, khi chúng nối điện với nhau ta gọi là máy biến áp tự ngẫu.


2. Lịch sử phát triển

- Năm 1831: Michael Faraday phát hiện ra hiện tượng dòng điện tạo ra từ trường và ngược lại, sự biến thiên từ trường cũng tạo ra dòng điện.

- Năm 1884: Máy biến áp đầu tiên được sáng chế ra bởi Károly Zipernowsky, Miksa Déri và Ottó Titusz Bláthy.

- Năm 1886: Máy biến áp cho điện xoay chiều lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại Massachusetts, Mĩ.

- Năm 1889: Mikhail Dolivo-Dobrovolsky chế tạo ra máy biến áp 3 pha đầu tiên.

- Năm 1891: Máy biến áp Tesla được chế tạo bởi Nikola Tesla, có khả năng tạo ra dòng điện xoay chiều với tần số và hiệu điện thế cao.


3. Cấu tạo máy biến áp

Máy biến áp có các bộ phận chính gồm: Lõi thép (mạch từ), dây cuốn và vỏ máy.

Lõi thép của máy biến áp thường là các lá thép kỹ thuật điện (tole silic) có chức năng dẫn từ thông đồng thời làm khung để đặt dây cuốn. Đối với các loại biến áp dùng trong lĩnh vực thông tin, tần số cao thường được cấu tạo bởi các lá thép permalloy ghép lại.

Dây quấn của máy biến áp làm nhiệm vụ truyền dẫn năng lượng và thường được làm bằng đồng hoặc nhôm. Với biến áp quấn bằng dây đồng thì sẽ dẫn điện tốt hơn, tránh được ôxi hoá, tăng tuổi thọ của biến áp.

Vỏ máy biến áp thường được làm bằng nhựa hoặc sắt, thép,…tuỳ vào thiết kế của từng loại biến áp.


4. Công dụng của máy biến áp

Máy biến áp có thể được dùng để tăng điện áp từ máy phát điện lên đường dây tải điện để đi xa, và giảm điện áp ở cuối đường dây để cung cấp nguồn điện áp phù hợp cho tải.

Ngoài ra, chúng còn được dùng trong các lò nung, hàn điện, đo lường hoặc làm nguồn điện cho các thiết bị điện, điện tử.

icon-date
Xuất bản : 22/11/2021 - Cập nhật : 28/11/2021