logo

Phương pháp điều chế kim loại nhóm 2A

Câu hỏi: Phương pháp điều chế kim loại nhóm IIA là 

A. phương pháp thủy luyện. 

B. phương pháp điện phân dung dịch. 

C. phương pháp điện phân nóng chảy. 

D. tất cả các phương pháp trên. 

Lời giải:

Đáp án: C. phương pháp điện phân nóng chảy. 

Phương pháp điều chế kim loại nhóm IIA là phương pháp điện phân nóng chảy.

Giải thích:

Phương pháp điện phân là phương pháp vạn năng, được dùng để điều chế hầu hết các kim loại, từ những kim loại có độ hoạt động hóa học cao đến trung bình và thấp

=> Chọn C.

 

Kiến thức bổ sung:


1. Sự điện phân là gì?

 - Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra ở bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li.

 * Lưu ý: Khác với phản ứng oxi hóa – khử thông thường, phản ứng điện phân do tác dụng của điện năng và các chất trong môi trường điện phân không trực tiếp cho nhau electron mà phải truyền qua dây dẫn.
 


2. Quá trình điện phân tại catot

 - Tại catot xảy ra quá trình khử cation

   Mn+ + ne → M

K  Ca  Na  Mg  Al      Zn  Fe ..... Pt Au

điện phân nóng chảy  điện phân dung dịch

 a. Điện phân chất điện li nóng chảy

 - Điều chế được hầu hết các kim loại. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng điều chế các kim loại như: Na, K, Mg, Ca, Ba, Al. Vì phương pháp này tốn kém hơn so với phương pháp điện phân dung dịch.

 

b. Điện phân dung dịch chất điện li trong nước

 - Điều chế các kim loại trung bình, yếu (sau Al). 

                   Mn+  +  ne → M 

* Lưu ý: 

- Nếu điện phân dung dịch mà có các ion K+, Ca2+, Na+, Mg2+, Al3+ thì nước sẽ tham gia điện phân.

       2H2O + 2e → H2 + 2OH– 

- Nếu trong dung dịch có nhiều cation thì cation nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị khử trước.

Ví dụ: Điện phân dung dịch mà catot có chứa các ion Na+, Fe2+, Cu2+, Ag+ và Zn2+ thì thứ tự điện phân sẽ là 

  Ag+ +  1e  → Ag 

  Cu2+ + 2e → Cu 

  Fe2+ + 2e → Fe 

  Zn2+ + 2e → Zn 

  2H2O + 2e → H2 + 2OH 

- Các ion H+ của axit dễ bị khử hơn các ion H+ của nước


2. Quá trình điện phân tại anot

- Tại anot xảy ra quá trình oxi hóa anion

   Xn- → X + ne  

 a.  Anot trơ (điện cực được làm bằng than chì)

* Gốc axit không chứa oxi như halogenua X-, sunfua S2- ... thì gốc axit tham gia điện phân

 - Thứ tự anion bị oxi hóa: S2– > I > Br > Cl > RCOO > OH > H2O

* Gốc axit có chứa oxi NO3, SO42–, PO43–, CO32–, ClO4… thì nước tham gia điện phân.

    2H2O → O2 + 4H+ + 4e 

b. Anot tan: Anot tham gia điện phân được ứng dụng để mạ điện

* Lưu ý:

- Trong điện phân dung dịch nước giữ một vai trò quan trọng:

 + Là môi trường để các cation và anion di chuyển về 2 cực.

 + Có thể tham gia vào quá trình điện phân:

     Tại catot (-) H2O bị khử:

2H2O + 2e → H2 + 2OH 

     Tại anot (+) H2O bị oxi hóa:

2H2O → O2 + 4H+ + 4e 

- Về bản chất nước nguyên chất không bị điện phân do điện ở quá lớn (I=0). Do vậy muốn điện phân nước cần hoà thêm các chất điện li mạnh như: muối tan, axit mạnh, bazơ mạnh.

Ví dụ 1: Viết sơ đồ điện phân nóng chảy NaCl  

Catot ( – )         ←  NaCl    →  Anot ( + ) 
2 Na+ + e → Na                  2Cl- → Cl2 + 2e

Phương trình điện phân là:

2NaCl → 2Na + Cl2 

Ví dụ 2: Viết sơ đồ điện phân nóng chảy NaOH 

Catot ( – )      ← NaOH →  Anot ( + ) 
  Na+ + 1e → Na            4OH- → O2 + 2H2O + 4e

Phương trình điện phân là:

4NaOH → 4Na + O2 + 2H2O

Ví dụ 3: Điện phân Al2O3 nóng chảy pha thêm criolit (Na3AlF6) có thể biểu diễn bằng sơ đồ:

Catot ( – )     ←  Al2O3 →  Anot ( + ) 
Al3+ + 3e → Al                   2O2- → O2 + 4e

Phương trình điện phân là:

2Al2O3 → 4Al + 3O2

Ví dụ 4: Viết sơ đồ điện phân dung dịch CuCl2

Catot ( – )        ←  CuCl2  →  Anot ( + ) 
Cu2+ + 2e  → Cu                 2Cl-  → Cl2 + 2e

Phương trình điện phân là:

CuCl2  → Cu + Cl2 

icon-date
Xuất bản : 26/07/2021 - Cập nhật : 26/07/2021