logo

Phương pháp bàn tay nặn bột có mấy bước

Câu hỏi: Phương pháp bàn tay nặn bột có mấy bước

Lời giải: 

Phương pháp bàn tay nặn bột có 5 bước

- Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.

- Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.

- Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.

- Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

- Bước 5: Kết luận kiến thức mới

[CHUẨN NHẤT] Phương pháp bàn tay nặn bột có mấy bước

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về phương pháp bàn tay nặn bột có mấy bước nhé!


Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

- Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách hấp dẫn nhập vào bài học.
Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với HS; nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề.

VD: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào? GV nêu câu hỏi: Theo em
không khí gồm những thành phần nào?

- Khi dạy bài Sự lan truyền âm thanh: GV hỏi: Theo em âm thanh được lan truyền như thế nào?

- Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học; cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của HSnhằm chuẩn bị tâm thế cho HS trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức.
GV dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng (trả lời có hoặc không) đối với câu hỏi nêu vấn đề.


Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.

Làm bộc lộ quan niệm ban đầu hay biểu tượng ban đầu để từ đó hình thành các câu
hỏi hay giả thuyết của HS là bước quan trọng đặc trưng của PPBTNB. Trong bước này, GV khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiệntượng mới (kiến thức mới) trước khi học được kiến thức đó. Khi yêu cầu HS trình bàyquan niệm ban đầu, GV có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức biểu hiện của HS như cóthể là bằng lời nói (thông qua phát biểu cá nhân), bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ.

VD: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào?

HS trình bày quan điểm: (có thể có các ý kiến khác nhau) VD: Không khí gồm có
ô-xi, ni-tơ; không khí gồm có bụi; không khí gồm có vi khuẩn;…


Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm

- Đề xuất câu hỏi: Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của HS, GV giúp HS đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó. Chú ý xoáy sâu vào những sự khác biệt  liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học. Đây là một bước khá khó khăn vì GV cần phải chọn lựa các biểu tượng ban đầu tiêu biểu trong hàng chục biểu tượng của HS một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học, đồng thời linh hoạt điều khiển thảo luận của HS nhằm giúp HS đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó theo ý đồ dạy học Sau khi chọn
lọc các biểu tượng ban đầu của HS để ghi chép (đối với mô tả bằng lời) hoặc gắn hình vẽ lên bảng hoặc vẽ nhanh lên bảng (đối với hình vẽ), GV cần khéo léo gợi ý cho HS so sánh các điểm giống (đồng thuận giữa các ý kiến) hoặc khác nhau (không nhất trí giữa các ý kiến) các biểu tượng ban đầu. Từ những sự khác nhau cơ bản đó GV giúp HS đề xuất các câu hỏi. Sau khi giúp HS so sánh và gợi ý để HS phân nhóm các ý kiến ban đầu, GV hướng dẫn HS đặt các câu hỏi nghi vấn.

VD: * Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào?

HS đặt câu hỏi: - Trong không khí có ô-xi và ni-tơ không?

- Trong không khí có khí các-bô-níc không?

- Trong không khí có bụi không?

- Trong không khí có khí độc và vi khuẩn không?

* Khi dạy bài Sự lan truyền âm thanh.

HS đặt câu hỏi:

- Âm thanh có truyền qua được không khí không?

- Âm thanh có truyền qau chất lỏng không?

- Âm thanh có truyền qua được chất rắn không?

- Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn?

- Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu:

Từ các câu hỏi được đề xuất, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thực
nghiệm tìm tòi nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó. Các câu hỏi có thể là: “Theo các em làm thế nào để chúng ta tìm câu trả lời cho các câu hỏi nói trên?”; “Bây giờ các em hãy suy nghĩ để tìm phương án giải quyết các câu hỏi mà lớp mình đặt ra?”…

Sau khi HS đề xuất phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, GV nêu nhận xét chung và quyết định tiến hành PP thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn.
Lưu ý rằng phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu ở đây được hiểu là các phương án để tìm ra câu trả lời. Có nhiều PP như quan sát, thực hành, thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu, …


Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

- Từ các phương án thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu mà HS nêu ra, GV khéo léo nhận xét và lựa chọn dụng cụ thí nghiệm thích hợp để HS tiến hành nghiên cứu.
- Khi tiến hành thí nghiệm, GV nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệm hoặc yêu cầu HScho biết mục đích của thí nghiệm chuẩn bị tiến hành. Sau đó GV phát cho HS các dụngcụ và vật liệu thí nghiệm tương ứng với các hoạt động.

- Mỗi thí nghiệm được thực hiện xong, GV nên dừng lại để HS rút ra kết luận. GV lưu ý HS ghi chép vật liệu thí nghiệm, cách bố trí và thực hiện thí nghiệm (mô tả bằng lời hay vẽ sơ đồ), ghi chú lại kết quả thực hiện thí nghiệm, kết luận sau thí nghiệm vào vở thực
hành. GV chú ý yêu cầu HS thực hiện độc lập các thí nghiệm (theo cá nhân hoặc nhóm) để tránh việc HS nhìn và làm theo cách của nhau, thụ động trong suy nghĩ và cũng tiện lợi cho GV phát hiện các nhóm hay các cá nhân xuất sắc trong thực hiện thí nghiệm.

* Lưu ý: Trong quá trình HS vẽ hình và thực hiện thí nghiệm, nếu sách giáo khoa có
hình vẽ tương ứng thì không cho HS mở sách để tránh việc các em không quan sát mà chỉ sao chép lại hình vẽ trong sách ra vở thí nghiệm.
VD: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào?

- Với nội dung tìm hiểu không khí có khí các-bô-níc, GV sử dụng phương pháp thí
nghiệm với nước vôi trong kết hợp với nghiên cứu tài liệu. Nên tổ chức HS thực hiệnvào đầu tiết học để có hiệu quả. Quan sát một lọ thuỷ tinh đựng nước vôi trong, sau thời gian 30 phút, lọ nước vôi còn trong nữa không? (HS giải thích dựa vào bài học)

- Với nội dung tìm hiểu không khí có khí ô-xi duy trì sự cháy và ni – tơ không duy trì sự cháy, GV sử dụng phương pháp thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu. thí nghiệm: đốt cháy một cây nến, gắn vào một đĩa thuỷ tinh rồi rót nước vào đĩa , lấy một lọ thuỷ tinh úp lên cây nến đang cháy. Yêu cầu HS quan sát: HS sẽ thấy sau khi nến tắt, nước lại dâng vào cốc. Chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cố chiếm chỗ phần không khí bị mất đi. Vì nến bị tắt nên phần không khí còn lại không duy trì sự cháy. Cho HS nghiên cứu tài liệu và rút ra kết luận: Không khí gồm 2 thành phần chính là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy…


Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức

Sau khi khi thực hiện thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu, các câu trả lời dần dần dược giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học.
GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi vào vở coi như là kiến
thức của bài học. Trước khi kết luận chung, GV nên yêu cầu một vài ý kiến của HS cho kết luận sau khi thực nghiệm.

GV khắc sâu kiến thức cho HS bằng cách cho HS nhìn lại, đối chiếu lại các ý kiến
ban đầu (bước 2). Như vậy từ những quan niệm ban đầu sai lệch, sau quá trình thực nghiệm tìm tòi-nghiên cứu, chính HS tự phát hiện ra mình sai hay đúng mà không phải do GV nhận xét một cách áp đặt. Chính HS tự phát hiện những sai lệch trong nhận thức và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động. Những thay đổi này sẽ giúp HS ghi nhớ một cách lâu hơn, khắc sâu kiến thức

icon-date
Xuất bản : 02/08/2021 - Cập nhật : 22/04/2024