Năng lượng điện thường được biến đổi thành các dạng như ánh sáng, chuyển động hoặc nhiệt điện. Phụ tải điện là thước đo tổng lượng điện cần thiết để vận hành một thiết bị, đèn hoặc ổ cắm. Để hiểu hơn về Phụ tải điện, hãy theo dõi nội dung dưới đây
Phụ tải điện là bất kỳ thiết bị nào tiêu thụ năng lượng điện và biến nó thành một dạng khác. Các thiết bị này sẽ tiêu thụ năng lượng điện dưới dạng dòng điện và biến đổi thành dạng khác. Năng lượng điện thường được biến đổi thành các dạng như ánh sáng, chuyển động hoặc nhiệt điện.
Xác định đúng phụ tải điện (tính toán) có vai trò rất quan trọng trong thiết kế và vận hành hệ thống cung cấp điện. Xác định phụ tải điện (phụ tải tính toán) không chính xác xảy ra hai trường hợp: Nhỏ hơn phụ tải thực tế thường dẫn đến các sự cố hoặc làm giảm tuổi thọ các thiết bị, là nguy cơ tiềm ẩn cho các sự cố tai nạn sau này; Lớn hơn phụ tải thực tế sẽ gây lãng phí do các thiết bị không được khai thác, sử dụng hết công suất.
>>> Xem thêm: Hạt tải điện trong kim loại là
a. Công suất định mức
– Là thông số đặc trưng chính của phụ tải điện, thường được ghi trên các nhãn của máy hoặc trong lý lịch máy.
– Đơn vị đo của công suất định mức thường là kW hoặc kVA. Với một động cơ Pdm chính là công suất cơ trên trục cơ của nó.
– Với các thiết bị nung chẩy công suất lớn, các thiết bị hàn thì công suất định mức chính là công suất định mức của máy BA và thường cho là (kVA).
b. Điện áp định mức
– Udm của phụ tải phủ hợp điện áp của mạng điện. Trong xí nghiệp có nhiều thiết bị khác nhau nên cũng có nhiều cấp điện áp định mức của lưới điện.
– Điện áp một pha: 12; 36V sử dụng cho mạng chiếu sáng cục bộ hoặc nơi nguy hiểm.
– Điện áp ba pha: 127/220; 220/380V cung cấp cho phần lớn các thiết bị của xí nghiệp (cấp 220/380V là dùng rộng rãi nhất ).
– Cấp 3; 6; 10kV: Dùng cung cấp cho các lò nung chẩy, các động cơ công suất lớn. Ngoài ra còn có cấp 35, 110kV dùng để truyền tải hoặc CCĐ cho các thiết bị đặc biệt (công suất cực lớn). Với thiết bị chiếu sáng yêu cầu chặt chẽ hơn nên để thích ứng với việc sử dụng ở các vị trí khác nhau trong lưới điện
– Tần số: Do quy trình công nghệ và sự đa dạng của thiết bị trong xí nghiệp, sử dụng dòng điện và tần số khác nhau từ f = 0 Hz (TB .một chiếu sáng) đến các thiết bị có tần số hàng triệu Hz (thiết bị cao tần). tuy nhiên chúng vẫn chỉ được CCĐ từ lưới điện có tần số định mức 50 hoặc 60 Hz thông qua các máy biến tần.
Các phương pháp xác định phụ tải điện:
+ Nhóm phương pháp dựa trên kinh nghiệm vận hành, thiết kế và được tổng kết lại bằng các hệ số tính toán có đặc điểm thuận lợi nhất cho việc tính toán, nhanh chóng đạt kết quả, nhưng thường cho kết quả kém chính xác.
+ Nhóm phương pháp dựa trên cơ sở của lý thuyết xác suất và thống kê có đặc điểm cho kết quả khá chính xác, song cách tính lại rất phức tạp
Xác định phụ tải điện (phụ tải tính toán) không chính xác xảy ra hai trường hợp :
- Nhỏ hơn phụ tải thực tế thường dẫn đến các sự cố hoặc làm giảm tuổi thọ các thiết bị, là nguy cơ tiềm ẩn cho các sự cố tai nạn sau này.
- Lớn hơn phụ tải thực tế sẽ gây lãng phí do các thiết bị không được khai thác, sử dụng hết công suất Xác định đúng phụ tải điện (tính toán) có vai trò rất quan trọng trong thiết kế và vận hành hệ thống cung cấp điện.
---------------------------
Trên đây Top lời giải và bạn đã cùng đi tìm hiểu Phụ tải điện là gì? .Chúng tôi mong bạn đã có những kiến thức thật bổ ích. Chúc bạn học tốt.