logo

Phong trào văn hóa xã hội nào được xem là tác nhân dẫn đến cách mạng công nghiệp?

Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Phong trào văn hóa xã hội nào được xem là tác nhân dẫn đến cách mạng công nghiệp? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


Câu hỏi: Phong trào văn hóa xã hội nào được xem là tác nhân dẫn đến cách mạng công nghiệp?

A. Phong trào Phục hưng

B. Phong trào Duy Tân

C. Phong trào Khai sáng

D. Phong trào Nữ quyền 

Đáp án đúng là: C. Phong trào Khai sáng


Giải thích của giáo viên Toploigiai về việc chọn đáp án C

Phong trào văn hóa xã hội  được xem là tác nhân dẫn đến cách mạng công nghiệp là Phong trào Khai sáng. Phong trào Khai sáng – Phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ. Phong trào thúc giục, kêu gọi các nhà tư tưởng – chính trị xây dựng lại quan hệ xã hội trên cơ sở bình đẳng, công lý và các nguyên tắc bắt nguồn từ quyền lợi con người.


- Vài nét về Phong trào Khai sáng

Phong trào Khai sáng thoát thai Phong trào nhân văn thời Phục hưng, theo sau cuộc Cách mạng Khoa học, nối tiếp sự nghiệp của Francis Bacon và những người khác. Ngày Phong trào Khai sáng nổi lên, một số người định là năm 1637, nhà triết học René Descartes ra triết lí Cogito, ergo sum ("tôi tư duy, nên tôi tồn tại"), người khác định là năm 1687, nhà toán học Isaac Newton xuất bản quyển Principia, kết thúc Cách mạng Khoa học. Giới sử học Pháp xưa nay lấy khoảng thời gian giữa lúc Vua Louis XIV chết năm 1715 và lúc Cách mạng Pháp bùng nổ năm 1789 làm thời đại Khai sáng. Hầu hết xem phong trào rút xuống vào đầu thế kỷ 19.

Phong trào văn hóa xã hội  được xem là tác nhân dẫn đến cách mạng công nghiệp là Phong trào Khai sáng.

Giới triết học khoa học bấy giờ phổ biến ý tưởng ở các học viện, chi nhánh hội Tam điểm, phòng họp văn nghệ sĩ, quán cà phê và trong sách vở, tạp chí. Phong trào Khai sáng làm suy yếu các chế độ vua chúa chuyên quyền và Giáo hội Công giáo, mở đường cách mạng chính trị vào thế kỷ 18 và 19. Nhiều phong trào vào thế kỷ 19 như tự do và cổ điển mới lấy Phong trào Khai sáng làm nền móng.

Tư tưởng khai sáng là tư tưởng tiến bộ về ý thức hệ thời kỳ đầu của CN Tư bản và đến nay vẫn tiếp tục lan toả nhằm đánh đổ thần quyền và chủ nghĩa phong kiến mông muội. Nó diễn ra ở Anh thế kỷ 17, ở Pháp thế kỷ 18, đóng vai trò quan trọng suốt cuộc cách mạng Mỹ (1775-1883), ở Nhật thế kỷ 18 và vẫn tiếp tục ảnh hưởng to lớn đến CN Tư bản ngày nay. Ở Nga phong trào bắt đầu từ đầu thế kỷ 19.

Khai Sáng cũng từng được người Việt tiếp cận qua trào lưu ở Nhật và trở thành phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 18 của Phan Chu Trinh với tên gọi Tân Việt Nam. Phương châm của phong trào này là “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh”, tức là thay đổi phải dựa trên sự học hỏi kiến thức, kỹ thuật mới của thế giới; với tinh thần tự chủ, ngang nhiên và cao vọng tự cường; để đạt đến dân giàu và nước mạnh.


- Phong trào Khai sáng là nguyên nhân của cách mạng công nghiệp

Từ sự khủng hoảng niềm tin với chính mình vì bất lực trước thời cuộc, các triết gia đương thời tự đặt ra nhiệm vụ thiết thân là, phải tìm đường để cải thiện thế giới. Họ không tìm lời giải bằng cách phục hồi lại một quá khứ đầy lý tưởng, mà bằng sự tự tin vào chính sức mạnh của mình, sức mạnh của lý tính và sức mạnh của lương tâm trong ý thức cải tạo xã hội. Kể từ thời đại này, viễn kiến của con người không còn là sự hoài niệm về một cuộc đời đáng mơ ước trong thế giới thần thánh, mà là hướng nhìn về một tương lai tươi đẹp trên trần thế[8]. Hơn nữa, họ cũng có ham muốn hành động để biến ước mơ đó thành sự thật. Sự chuyển biến này về tư tưởng, đi kèm với kỹ thuật in ấn phát triển và hàng loạt tạp chí định kỳ bằng tiếng địa phương ra đời, đã gây được ảnh hưởng lên nhiều tầng lớp trong xã hội, thay đổi phong cách sống và suy nghĩ của thanh niên, sinh viên và tạo nên một ý thức chính trị sống động trong công chúng. Đó chính là gốc rễ sâu xa của cuộc vận động khai sáng với kết quả là hai cuộc cách mạng vĩ đại làm rung chuyển thế giới vào cuối thế kỷ, trước hết ở Mỹ năm 1776 và tiếp đó tại Pháp năm 1789.

Hai cuộc cách mạng nói trên là hai trong những thành quả lớn lao nhất của thời đại khai sáng. Nó làm sáng tỏ một quan điểm chính trị mới mẻ và đáng kinh ngạc, mà con người chưa từng trải nghiệm trước đó

>>> Xem thêm: Thành tựu khoa học nào thời kỳ cách mạng công nghiệp làm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện sức khỏe con người?

icon-date
Xuất bản : 30/09/2022 - Cập nhật : 30/09/2022