logo

Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào?

Vào thế kỷ XVIII, trong khí thế của phong trào nông dân chống các thế lực cát cứ Lê - Trịnh (đàng Ngoài), Nguyễn (đàng Trong) chia cắt đất nước, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã bùng nổ ở Quy Nhơn năm 1771.


Câu hỏi: Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào?

A. Năm 1771     

B. Năm 1775

C. Năm 1789     

D. Năm 1791

Đáp án đúng: A. Năm 1771

Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm 1771.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

* Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

 Nguyên nhân bùng nổ

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.

- Số lượng quan lại tăng quá mức, việc mua quan bán tước khá phổ biến. Quan lại, cường hào đàn áp bóc lột nhân dân vô cùng dã man.

- Trong khi đó, ở triều đình, tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành, khét tiếng tham nhũng.

=>  Hậu quả:

- Nông dân mất ruộng đất, nộp nhiều thứ thuế, nộp lâm thổ sản quý, đời sống cực khổ.

- Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

 * Khởi nghĩa Tây Sơn

- Thời gian: năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.

- Lãnh đạo: Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ

- Căn cứ: Ban đầu ở vùng Tây Sơn thượng đạo sau mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo (Kiên Mĩ).

- Chủ trương: lấy của người giàu chia cho người nghèo.

- Lực lượng: Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thợ thủ công, thương nhân, hào mục các địa phương.

- Hoạt động: Trừng trị bọn quan tham, lấy của nhà giàu chia cho người nghèo, xóa nợ cho dân nghèo.

Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào

 

Như vây, phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm 1771

>>> Xem thêm: Phong trào Tây Sơn mang tính chất


Câu hỏi trắc nghiệm để bổ sung kiến thức về phong trào Tây Sơn

Câu 1: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn

A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm.

B. Đánh bại quân xâm lược Thanh.

C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn.

D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Trước đây đất nước bị chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài do 2 thế lực chúa Nguyễn và chính quyền Lê- Trịnh. Khi Tây Sơn tiêu diệt được chúa Nguyễn ở Đàng Trong và sau là chính quyền Lê- Trịnh ở Đàng Ngoài thì sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.

Câu 2: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.

B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn.

C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.

Chọn đáp án: D

Giải thích: (SGK-126)

Câu 3: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)?

A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.

B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.

C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.

D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII), nhà Trần đã sử dụng kế sách “vườn không nhà trống”, chủ động tiến công sang đất Tống sau đó rút lui về phòng vệ trong nước, chớp được thời cơ khi giặc suy yếu đến tột cùng (xem lại trận Như Nguyệt) để đánh thắng quân Mông- Nguyên. Nhưng quân Tây Sơn lại chọn lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.

Câu 4: “Ban ngày những người khởi nghĩa xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người mang súng…Người ta gọi họ là những kẻ nhân đức đối với người nghèo…Họ muốn giải phóng người dân khỏi ách chuyên chế của vua quan.” là lời mô tả của các giáo sĩ phương Tây về nghĩa quân

A. Lam Sơn.

B. Tây Sơn.

C. Chàng Lía.

D. Hoàng Công Chất.

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK-Tr.122)

Câu 5: Nguyên cớ quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt năm 1785 là

A. Đại Việt nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới Chân Lạp-thuộc quốc của Xiêm.

B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn.

C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm trước sức ép từ phía quân Tây Sơn.

D. Quân Tây Sơn cử sứ sang giao hảo với Xiêm.

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK-Tr.124) 

icon-date
Xuất bản : 04/06/2022 - Cập nhật : 26/11/2022