logo

Phong trào Đông Du thất bại vì lý do gì?

icon_facebook

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Phong trào Đông Du thất bại vì lý do gì?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Lịch sử 8 là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Phong trào Đông Du thất bại vì lý do gì?

Phong trào Đông Du thất bại vì một số lý do sau:

- Vì Phan Bội Châu và những người yêu nước chưa hiểu được bản chất của những nước đế quốc trong đó có Nhật Bản.

- Chính phủ Nhật Bản cấu kết với Pháp.


Kiến thức tham khảo về Phan Bội Châu Và Phong Trào Đông Du thế kỷ 20 


1. Thông tin về Phan Bội Châu

- Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, bút hiệu Là Sào Nam

- Quê quán: huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Là người thông minh, học rộng, tài cao, ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.

- Là nhà Nho giàu lòng yêu nước đầu thế kỉ XX


2. Phong trào Đông Du

* Nguyên nhân của phong trào:

- Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á nhờ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà thoát khỏi ách thống trị của tư bản Âu - Mĩ, lại có cùng màu da, cùng nền văn hóa Hán học với Việt Nam.

- Muốn nương nhờ Nhật là tâm lí phổ biến của nhân dân các nước châu Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trong đó có Việt Nam.

* Mục đích: Cử người sang Nhật để học tập, đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học kĩ thuật được học ở những nước Nhật tiên tiến, sau đó đưa họ về nước để cứu nước.

* Hoạt động của phong trào:

- Bắt đầu từ năm 1905, lúc đầu có 9 người sang Nhật Bản cùng Phan Bội Châu.

- Đến năm 1907 đã có khoảng 200 học sinh du học ở Nhật Bản

- Phong trào đông du ngày càng phát triển

- Tháng 9 - 1908, Nhật trục xuất học sinh Việt Nam về nước (Do Pháp - Nhật câu kết với nhau).

- Tháng 3 - 1909, Phan Bội Châu bị buộc rời khỏi Nhật Bản.

=> Phong trào Đông Du thất bại, hội Duy Tân cũng ngừng hoạt động.

* Ý nghĩa: Phong trào Đông du thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta và giúp ta hiểu rằng: không thể dựa vào nước ngoài mà phải tự cứu lấy mình.

Phong trào Đông Du thất bại vì lý do gì?

3. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Phan Bội Châu ở: 

A. Quảng Nam

B. Quảng Ngãi

C. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

D. Hà Tĩnh

Câu 2: Phan Bội Châu là người................

A. tài cao, ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.

B. học rộng, tài cao, ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.

C. ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.

D. thông minh, học rộng, tài cao, ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.

Câu 3: Chọn đáp án sai:

A. Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, bút hiệu Là Sào Nam

B. Quê quán: huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

C. Là người thông minh, học rộng, tài cao, ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.

D. Là nhà Nho giàu lòng yêu nước đầu thế kỉ IX

Câu 4: Mục đích phong trào Đông Du:

A. Cử người sang Nhật để học tập, đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học kĩ thuật được học ở những nước Nhật tiên tiến, sau đó đưa họ về nước để cứu nước.

B. Cử người sang Nhật để học tập

C. Cử người sang Nhật để học tập, đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học kĩ thuật 

D. Đào tạo những người yêu nước

Câu 5: Phan Bội Châu tới Nhật Bản năm:

A. 1903

B. 1905

C. 1904

D. 1902

Câu 6: Phan Bội Châu về nước đã làm:

A. Vận động thanh niên qua Nhật học

B. Vận động thanh niên học tập tốt

C. Vận động thanh niên qua Nhật học những gì phát triển về công nghiệp

D. Vận động thanh niên qua Nhật học  những gì phát triển về nông nghiệp

Câu 7: Chọn đáp án sai: Hoạt động của phong trào:

A. Bắt đầu từ năm 1904, lúc đầu có 9 người sang Nhật Bản cùng Phan Bội Châu.

B. Đến năm 1906 đã có khoảng 200 học sinh du học ở Nhật Bản

C. Phong trào đông du không phát triển

D. Đến năm 1907 đã có khoảng 200 học sinh du học ở Nhật Bản

Câu 8: Kết quả phong trào Đông Du:

A. Phong trào đông du thất bại

B. Phong trào đông du thành công

C. Phong trào đông du bước đầu đã thành công, được mọi người ủng hộ

D. Phong trào đông du thất bại

Câu 9: Ý nghĩa:phong trào Đông Du:

A. Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta và giúp ta hiểu rằng: không thể dựa vào nước ngoài mà phải tự cứu lấy mình.

B. Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta

C. Giúp ta hiểu rằng: không thể dựa vào nước ngoài mà phải tự cứu lấy mình.

D. Không thể dựa vào nước ngoài mà phải tự cứu lấy mình.

Câu 10: Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?

A. Vì họ mong muốn mau chóng học tập,

B. Vì họ  được tìm hiểu và biết nhiều hơn về khoa học kĩ thuật, quân sự của đất nước tiên tiến Nhật Bản

C. Vì họ mong muốn, quân sự của đất nước tiên tiến Nhật Bản

D. Vì họ mong muốn mau chóng học tập, được tìm hiểu và biết nhiều hơn về khoa học kĩ thuật, quân sự của đất nước tiên tiến Nhật Bản

icon-date
Xuất bản : 14/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads