logo

Phong trào Đông du là gì?

Phong trào Đông Du là một trong những phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Phong trào Đông du là phong trào kêu gọi những thành phần thanh niên trí thức ra nước ngoài học tập. Chuẩn bị lực lượng, học hỏi kinh nghiệm về cứu nước. Người thực hiện và lãnh đạo phong trào là Phan Bội Châu và Duy Tân Hội. Để hiểu rõ hơn về phong trào Đông du là gì? mời bạn đọc cùng Top lời giải tìm hiểu trong nội dung dưới đây.


1. Phong trào Đông du là gì?

Vào đầu thế kỉ XX, nước ta lại nổ ra phong trào mới có tên gọi là phong trào Đông Du. Phong trào Đông du là phong trào kêu gọi những thành phần thanh niên trí thức ra nước ngoài học tập. Chuẩn bị lực lượng, học hỏi kinh nghiệm về cứu nước. Người thực hiện và lãnh đạo phong trào là Phan Bội Châu và Duy Tân Hội.

Vào năm 1904, sau khi đi Nam Kỳ trở về, Phan Bội Châu và các đồng ý chí tổ chức cuộc họp tại nhà riêng của vị Nguyễn Hàm. Đồng ý lập ra một rổ chức bí mật hoạt động cách mạnh yêu nước có tên gọi là Duy Tân hội. Một số hội viên yêu nước khác như Trình Hiền, Lê Võ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân,…

Duy Tân Hội tăng cường chiêu mộ người tài, lên kế hoạch làm việc, kêu gọi nhân dân tăng cường sản xuất để hỗ trợ phong trào. Các hội công, nông, thương được thành lập và là một phần của hội. Sau khi hội phát triển mạnh, các vị lãnh đạo đã cùng nhau tập trung hô hào người dân đứng lên để mở phong trào Đông Du cứu nước. Phát động phong trào nhanh chóng được đông đảo người dân ủng hộ nhiệt tình.


2. Nguyên nhân của phong trào Đông du

- Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á nhờ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà thoát khỏi ách thống trị của tư bản Âu - Mĩ, lại có cùng màu da, cùng nền văn hóa Hán học với Việt Nam.

- Muốn nương nhờ Nhật là tâm lí phổ biến của nhân dân các nước châu Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trong đó có Việt Nam.


3. Diễn biến phong trào Đông Du

Phan Bội Châu tin rằng có thể liên kết với Nhật Bản để giúp đỡ phong trào chống Pháp trong nước. Vì vậy đã tập hợp người tài giỏi để chuẩn bị đưa sang Nhật học hành. Vào tháng 1/1905, một số vị sĩ phu Việt Nam bắt đầu sang tới Nhật Bản.

Các vị lãnh đạo bắt đầu gặp gỡ với các nhà yêu nước, ủng hộ cuộc chiến của Việt Nam như Okumura, Kashiwabara Buntaro, bác sĩ Asaba Sakitaro. Tuy nhiên, dù trong các cuộc họp bàn nhờ giúp đỡ vì người Nhật không hứa sẽ dùng quân đội để hỗ trợ cuộc chiến của nước ta. Thay vì đó họ sẽ lấy danh nghĩa của Đảng Nhật để hỗ trợ cho các sĩ phu Việt trau dồi kiến thức tại đất nước họ.

[CHUẨN NHẤT] Phong trào Đông du là gì?

Cuối cùng Phan Bội Châu đã đồng ý với người Nhật, gửi học sinh sang học tập và nghiên cứu để làm chỗ dựa cho phong trào đấu tranh yêu nước về sau. Tới năm 1908 thì số lượng học sinh sang tới Nhật học tập vào khoảng 200 người. Trong đó có đủ học sinh ở mọi vùng miền của Tổ Quốc.

Tuy nhiên, phong trào không phát triển được bao lâu thì bọn thực dân Pháp lại câu kết với Nhật Bản. Bởi vậy, chúng ra sức đàn áp du học sinh Việt bên đất nước Nhật Bản, toàn bộ học sinh và Phan Bội Châu bị buộc trục xuất về nước. Phong trào chính thức thất bại nhưng vẫn đạt được nhiều thành tựu đáng kể.


4. Kết quả và ý nghĩa phong trào

a. Kết quả

Pháp ký với Nhật hiệp ước vào tháng 9 năm 1908:

Theo đó, Pháp cho Nhật vào Việt Nam mua bán, Nhật sẽ không cho các nhà cách mạng và lưu học sinh Việt Nam ở Nhật nữa. Sau khi cảnh sát đến giải tán tất cả các học sinh người Việt Cường Để và Phan Bội Châu cũng đã bị trục xuất.

Phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và Duy Tân hội đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.

b. Ý nghĩa của phong trào Đông Du

 Phong trào Đông Du mặc dù chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, song được coi là một trong những phong trào yêu nước mạnh mẽ nhất của nhân dân ta đầu thế kỷ 20.

Nhiều thanh niên du học của phong trào Đông Du sau này đã trở thành những hạt nhân của các phong trào cách mạng tiếp theo trong công cuộc giải phóng dân tộc.

icon-date
Xuất bản : 04/06/2022 - Cập nhật : 05/12/2022