Sau thất bại chiến tranh xâm lược Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam. Để phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ, chúng ta phải thực hiện giải pháp nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Câu hỏi: Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ, chúng ta phải thực hiện giải pháp nào?
A. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt
B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, chống nguy cơ tụt hậu kinh tế
C. Đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội
D. Xây dựng lòng yêu nước cho tuổi trẻ nhất là học sinh, sinh viên
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt
Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ, chúng ta phải thực hiện giải pháp xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt.
Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp án A
Sau thất bại chiến tranh xâm lược Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam. Thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ đã thể hiện ngày càng rõ hơn, tinh vi hơn trong các khâu của quá trình sáng tạo, quản lý, quảng bá, truyền bá lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Để phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, BLLĐ, chúng ta phải thực hiện giải pháp xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay được thể hiện và thực hiện chủ yếu thông qua:
- Cần tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Hệ thống chính trị là thống nhất trong một chỉnh thể vì mục tiêu chung với vai trò Đảng Cộng sản là hạt nhân quan trọng vừa là thành viên vừa là lãnh đạo hệ thống chính trị, Nhà nước và xã hội.
- Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng và bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tăng cường gắn bó mật thiết với nhân dân.
>>> Tham khảo: Thủ đoạn trên lĩnh vực QPAN trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” là gì?