logo

Phiếu Bài tập Hóa học 11

Câu 1 : Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. NaCl.

B. HCl.

C. HClO.

D. NaClO3.

Lời giải

HClO là một chất điện li yếu: HClO →  H+ + ClO-

Đáp án: C

Câu 2 : Dung dịch có giá trị pH = 7 sẽ làm quỳ tím

A. chuyển sang màu đỏ.

B. chuyển sang màu xanh.

C. quỳ không đổi màu.

D. không xác định được.

Lời giải:

Dung dịch pH = 7 không làm đổi màu quỳ tím.

Đáp án C

Câu 3 : Phương trình ion rút gọn

2H+ + CO32- → CO2↑ + H2O

Biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào sau đây?

A. HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O.

B. 2HCl + Ca(HCO3)2 → CaCl2 + 2CO2 + 2H2O

C. H2SO4 +  BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2

D. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

Lời giải:

A. HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O

=> PT ion rút gọn: H+ + HCO3- → H2O + CO2

B. 2HCl + Ca(HCO3)2 → CaCl2 + 2CO2 ↑ + 2H2O

=> PT ion rút gọn: H+ + HCO3- → H2O + CO2

C. H2SO4 +  BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2O

=> PT ion rút gọn:

2H+ + CO32- + Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓ + H2O + CO2

D. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

=> PT ion rút gọn: 2H+ + CO32- → H2O + CO2

Đáp án D

Câu 4 : Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại được trong một dung dịch?

A. NaOH và ZnCl2.

B. HCl và NaOH. 

C. FeCl2 và KOH. 

D. NaOH và KCl.

Lời giải:

NaOH không phản ứng với KCl nên có thể tồn tại trong cùng một dung dịch. Các cặp chất khác phản ứng với nhau theo các PTHH:

2NaOH + ZnCl2 → Zn(OH)2 + 2NaCl

HCl + NaOH → NaCl + H2O

FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl

Đáp án D

Phiếu Bài tập Hóa học 11

Câu 5 : Phản ứng nào sau đây là không là phản ứng trao đổi trong dung dịch?

A. Na2SO4 +  BaCl2 → BaSO4↓ + NaCl. 

B. HCl + KOH → KCl + H2O.                       

C. H2SO4 + Na2S → Na2SO4 + H2S↑. 

D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.

Lời giải:

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch là phản ứng giữa các ion để tạo kết tủa, chất khí hoặc chất điện li yếu.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ không phải là phản ứng giữa các ion nên không là phản ứng trao đổi ion.

Đáp án D

Câu 6: Cho 2 dung dịch axit là HNO3 và HClO có cùng nồng độ. Vậy sự so sánh nào sau đây là đúng?

Phiếu Bài tập Hóa học 11 (ảnh 2)

Lời giải:

Vì HNO3 phân li hoàn toàn, còn HClO phân li ít nên lượng [H+]HNO3 > [H+]HClO

Đáp án D

Câu 7: Hòa tan các chất sau vào nước để được các dung dịch riêng rẽ: NaCl, CaO, SO3, C6H12O6, CH3COOH, C2H5OH, Al2(SO4)3. Trong các dung dịch tạo ra có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Lời giải:

Các dung dịch có khả năng dẫn điện là các dung dịch tan trong nước phân li ra các ion

Đó là : NaCl; CaO; SO3; CH3COOH; Al2(SO4)3

CaO và SO3 tan vào nước xảy ra phản ứng:

CaO + H2O → Ca(OH)2 ; dd Ca(OH)2 thu được là bazo mạnh nên dẫn được điện

SO3 + H2O → H2SO4; dd H2SO4 thu được là axit mạnh nên dẫn được điện

Đáp án A

Câu 8 : Phản ứng nào sau đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)2 ?

A. FeCl3 + NaOH.

B. FeO + NaOH.                   

C. FeCl2 + Ba(OH)2.

D. FeCl2 +  KMnO4 + H2SO4.

Lời giải:

FeCl2 + Ba(OH)2 → Fe(OH)2 ↓ + BaCl2

Đáp án C

Câu 9 : Cho các phát biểu sau:

(a) Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.

(b) Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn có khả năng phân li ra ion H+.

(c) Theo Bronstet : Axit là chất nhận proton (tức H+) còn bazơ là chất nhường proton (H+).

(d) Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit vừa có thể phản ứng được với axit, vừa phản ứng được với bazơ.

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải:

(a) (b) (d) đúng

(c) sai vì axit là chất cho proton

Đáp án C

Câu 10 : Hoà tan hoàn toàn 0,12 g Mg trong 100,0 ml dung dịch HCl 0,20 M. Tính pH của dung dịch sau khi phản ứng kết thúc (thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể).

Lời giải

Phiếu Bài tập Hóa học 11 (ảnh 3)

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

1        2      (mol)

0,005      0,01     mol

Số mol HCl còn lại sau phản ứng: 0,02 - 0,01 = 0,01 (mol).

Từ đó, số mol HCl trong 1000 ml là 0,1 mol, nghĩa là sau phản ứng

[HCl] = 0,1M = 1.10−11.10−1M.

Vậy pH = 1.

Câu 11: Nước chứa nhiểu ion Ca2+ và Mg2+ là nước cứng. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion Ca2+ và Mg2+ là nước mềm. Nước cứng không phù hợp cho việc sử dụng trong công nghiệp và sinh hoạt. Trong nước thường chứa các hợp chất Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, CaCl2 và MgCl2 hoà tan.

   Để loại các ion Ca2+ và Mg2+ dưới dạng Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 và MgCl2 người ta cho sữa vôi Ca(OH)2 vào nước sẽ tạo ra các kết tủa CaCO3 va Mg(OH)2.

   Để loại Ca2+ dưới dạng CaCl2 người ta hoà tan Na2CO3 vào nước sẽ tạo kết tủa CaCO3.

   Hãy viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trên.

Lời giải:

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O

Ca2+ + HCO3 + OH → CaCO3↓ + H2O

Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 → Mg(OH)2↓ + 2CaCO3↓ + 2H2O

Mg2+ + 2HCO3 + 2Ca2+ + 4OH → Mg(OH)2↓ + 2CaCO3↓ + 2H2O

MgCl2 + Ca(OH)2 → Mg(OH)2↓ + CaCl2

Mg2+ + 2OH → Mg(OH)2

CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl

Ca2+ + CO32− → CaCO3

Câu 12 : Dung dịch của một axit ở 250C có

A. [H+] = 1,0.10-7M

B. [H+] > 1,0.10-7M

C. [H+] < 1,0.10-7M

D. [H+].[OH-] > 1,0.10-14

Lời giải:

Dung dịch axit có pH < 7. Dựa vào công thức tính pH = -log[H+] để suy ra nồng độ của H+ trong một dung dịch axit.

Ta có: [H+] = 10-pH

Dung dịch axit có pH < 7 => [H+] > 1,0.10-7M

Đáp án B

Câu 13 : Trong các chất bên dưới, chất có môi trường trung tính là:

A. HClO3.

B. Ba(OH)2.

C. (NH4)2SO4.

D. BaCl2.

Lời giải:

Phương pháp:

- Bazo có pH>7

- Axit có pH<7

- Muối: 

+ Muối tạo bởi axit mạnh và bazo yếu => MT axit (pH < 7)

+ Muối tạo bởi axit yếu và bazo manh => MT kiềm (pH > 7)

+ Muối tạo bởi axit mạnh và bazo manh => MT trung tính (pH = 7)

Lời giải:

A. HClO3 có MT axit

B. Ba(OH)2 có MT bazo

C. (NH4)2SO4 tạo bởi bazo yếu (NH3) và axit mạnh H2SO4 => MT axit

D. BaCl2 tạo bởi bazo mạnh Ba(OH)2 và axit mạnh HCl => MT trung tính

Đáp án D

Câu 14 : Những ion nào sau đây cùng có mặt trong một dung dịch?

A. Mg2+, Na+, Cl-, OH-.

B. Cu2+, Fe2+, Cl-, OH-.

C. K+, Na+, Cu2+, Cl.

D. Mg2+, Ag+, Cl-, OH-.

Lời giải:

Những ion không phản ứng với nhau có thể cùng tồn tại trong một dung dịch.

Loại A vì Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

Loại B vì Cu2+ + 2OH→ Cu(OH)2

                Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2

Loại D vì Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

                 Ag+ + Cl→ AgCl↓

Đáp án C

Câu 15 : Ion dùng để nhận biết ra muối NaF, NaCl, NaBr, NaI, Na3PO4 là:

A. Cu2+.

B.  Fe2+.

C. Ag+.

D. H+.

Lời giải:

- Dùng Ag+:

+ Không có kết tủa => NaF (vì AgF tan)

+ Kết tủa trắng => NaCl

+ Kết tủa vàng nhạt => NaBr

+ Kết tủa vàng đậm => NaI, Na3PO4

- Cho AgI và Ag3PO4 ra ánh sáng thì AgI phân hủy thành Ag2O (đen) còn Ag3PO4 vẫn màu vàng.

Đáp án C

icon-date
Xuất bản : 18/01/2022 - Cập nhật : 18/01/2022