logo

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 34 có đáp án

Tổng hợp các Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 34 (có đáp án) hay nhất bám sát nội dung chương trình Tiếng việt 4 giúp các con ôn bài tốt hơn.


Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 34 Số 1

Câu 1: Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

Vì sao ta cười khi bị người khác cù?

Để (dải/rải/giải/giãi)......... đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham (ra/gia/da)............ thí nghiệm và (rùng/dùng)............... một thiết bị theo (dõi/giỏi/rõi/giõi).......... phản ứng trong bộ (não/nảo).............. của từng người. Kết (quả/quà)................. cho thấy bộ (não/nảo)........ phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một ngưòi tự cù thì bộ (nảo/não)............. sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không (thể/thễ)............. oán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ

Câu 2. Sau đây là một số từ phức chứa tiếng vui: vui chơi, vui lòng, góp vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui thích, vui thú, vui tính, mua vui, vui tươi, vui vẻ, vui vui. Em hãy viết các từ thích hợp vào bảng xếp loại dưới đây:

(Chú ý:

Từ chỉ hoạt động trả lời câu hỏi Làm gì?

Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi cảm thấy thế nào?

Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi Là người thế nào?

Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời 2 câu hỏi Cảm thấy thế nào? Là người thế nào?)

a) Từ chỉ hoạt động M: vui chơi,

b) Từ chỉ cảm giác M: vui thích,

c) Từ chỉ tính tình M: vui tính,

d) Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác M: vui vẻ,...

Câu 3. Từ các nhóm trên, chọn ra một từ và đặt câu với từ đó:

Câu 4. Tìm ba từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ đó

M: cười khanh khách -> Em bé thích chí, cười khanh khách

cười rúc rích - Mấy bạn cưòi rúc rích, có vẻ thú vị lắm.

Từ miêu tả tiếng cười

Đặt câu

....................

............................

Đáp án:

Câu 1:

Vì sao cười khi bị người khác cù?

Để giải đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham gia thí nghiệm và dùng một thiết bị theo dõi phản ứng trong bộ não của từng người. Kết quả cho thấy bộ não phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ não sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù, còn khi bị người khác cù, do không thể đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.

Câu 2. Sau đây là một số từ phức chứa tiếng vui: vui chơi, vui lòng, góp vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui thích, vui thú, vui tính, mua vui, vui tươi, vui vẻ. Em hãy ghi các từ thích hợp vào bảng xếp loại dưới đây:

Chú ý:

Từ chỉ hoạt động trả lời câu hỏi Làm gì?.

Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi Cảm thấy thế nào?.

Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi Là người thế nào?.

Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời 2 câu hỏi Cảm thấy thế nào? Là người thế nào?)

a) Từ chỉ hoạt động

b) Từ chỉ cảm giác

c) Từ chỉ tính tình

d) Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác

M: vui chơi, góp vui, mua vui

M: vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui

M: vui tính, vui nhộn, vui tươi

M: vui vẻ

Câu 3. Từ các nhóm trên, chọn ra một từ và đặt câu với từ đó:

- Ngày chủ nhật, em được vui chơi thỏa thích.

- Mẹ đi công tác xa trở về, cả ba bố con em đều vui mừng.

- Bạn Lan thật vui tính.

- Giờ sinh hoạt ngoài trời, ai nói cười cũng vui vẻ.

Câu 4. Tìm ba từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ đó.

M: cười khanh khách —> em bé thích chí, cười khanh khách,

cười rúc rích —> Mấy bạn cười rúc rích, có vẻ thú vị lắm.

Từ miêu tả tiếng cười

Đặt câu

Ha hả

Hì hì

Khanh khách

Sằng sặc

Khúc khích

Sặc sụa

Nam cười ha hả đầy vẻ khoái chí.

Cu cậu gãi đầu hì hì, vẻ xoa dịu.

Chúng em vừa chơi kéo co vừa cười khanh khách.

Bế Mina lên, nhúi đầu vào cổ bé, bé cười lên sằng sặc.

Mấy bạn gái ngồi tâm sự với nhau dưới tán bàng, không biết có gì vui mà thỉnh thoảng lại nghe thấy những tiếng cười khúc khích.

Coi phim hoạt hình Tom và Jerry, bé Trinh ôm bụng cười sặc sụa.


Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 34 Số 2

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Quyển sổ liên lạc

Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, viết chữ thì đẹp. Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.

Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên: đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. Nhưng cuối lời phê thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn. Trung băn khoăn:

- Sao chữ bố đẹp thế mà thầy giáo còn chê?

Bố bảo:

- Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều, chữ mới được như vậy.

- Thế bố có được thầy khen không ạ?

Giọng bố buồn hẳn:

- Không con ạ! Năm bố học lớp ba, thầy đi bộ đội rồi hi sinh.

      (Theo Nguyễn Minh)

a) Trong sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung điều gì?

b) Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ (của bố) cho Trung xem để làm gì?

c) Vì sao bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố?

Câu 2: Gạch dưới các từ ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau:

a) Bằng giọng hát và sự nhiệt tình của mình, hai bạn đã được mọi người cổ vũ nhiệt tình.

b) Bằng sự nhanh trí, hai chú lợn con đã thoát khỏi sói gian ác.

c) Với hi vọng sống sót, hai con thằn lằn hết lòng chăm sóc cho nhau.

d) Với mong muốn dân bản có gạo ăn, ông Páo đã đi xuống miền xuôi học cách trồng lúc nước.

Câu 3: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào các câu trong đoạn văn sau. Viết lại đoạn văn đã thêm trạng ngữ vào chỗ trống.

Những con thú trong rừng họp bàn cách giết Hổ. Bác Gấu già đã đưa ra được cách hay nhất.

Câu 4: Điền trạng ngữ chỉ phương tiện vào chỗ trống trong mỗi câu sau:

a. … Sọ Dừa đã xin được cha mẹ đồng ý cho đi chăn trâu thuê cho nhà phú ông.

b. …, đội học sinh Việt Nam đã đứng đầu trong kì thi Vật lí quốc tế.

Câu 5: Viết một đoạn văn nói lên tình cảm của em dành cho con vật mà em yêu quý.

Đáp án:

Câu 1:

a. Trong sổ liên lạc cô giáo nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.

b.  Trong sổ liên lạc của bố Trung, thầy giáo cũng phê rằng chữ của bố nguệch ngoạc cần luyện viết nhiều hơn nữa. Thế nhưng thời điểm hiện tại thì chữ của bố Trung lại rất đẹp. Bố đưa sổ liên lạc cũ của mình cho Trung xem để Trung có thể nhìn vào đó cố gắng phấn đấu luyện viết chữ thật đẹp, giống như bố mình trước đây đã làm được.

c. Trong sổ liên lạc của bố Trung, thầy giáo cũng phê rằng chữ của bố nguệch ngoạc cần luyện viết nhiều hơn nữa. Thế nhưng thời điểm hiện tại thì chữ của bố Trung lại rất đẹp. Bố đưa sổ liên lạc cũ của mình cho Trung xem để Trung có thể nhìn vào đó cố gắng phấn đấu luyện viết chữ thật đẹp, giống như bố mình trước đây đã làm được.

Câu 2:

a) Bằng giọng hát và sự nhiệt tình của mình, hai bạn đã được mọi người cổ vũ nhiệt tình.

b) Bằng sự nhanh trí, hai chú lợn con đã thoát khỏi sói gian ác.

c) Với hi vọng sống sót, hai con thằn lằn hết lòng chăm sóc cho nhau.

d) Với mong muốn dân bản có gạo ăn, ông Páo đã đi xuống miền xuôi học cách trồng lúc nước.

Câu 3:

Bằng sự đồng tâm hiệp lực, những con thú trong rừng họp bàn cách giết Hổ. Nhờ kinh nghiệm và sự thông thái, bác Gấu già đã đưa ra được cách hay nhất.

Câu 4:

a. Bằng sự quyết tâm, Sọ Dừa đã xin được cha mẹ đồng ý cho đi chăn trâu thuê cho nhà phú ông.

b. Nhờ nỗ lực, đội học sinh Việt Nam đã đứng đầu trong kì thi Vật lí quốc tế

Câu 5:

Em rất yêu quý Lulu. Hàng ngày vào những lúc rảnh rỗi em thường chơi đùa hoặc dắt Lulu đi dạo chơi quanh công viên trước nhà. Em còn tắm cho Lulu thật sạch sẽ, thơm tho và mặc cho cậu ấy một bộ đồ thật ngộ nghĩnh. Em cho Lulu ăn vào chiếc bát nhựa xinh xắn với những món ăn mà chú yêu thích. Em coi Lulu như người bạn thân thiết của mình.


Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 34 Số 3

I - Bài tập về đọc hiểu

Tôi tìm thấy ở thiên nhiên

Tôi tìm thấy ở thiên nhiên vị ngọt sắc của những trái mít, ngọt lịm của những trái vải quê hương và cái ngọt dịu dàng của nắng chiều tà. Rồi tôi cũng tìm thấy ở thiên nhiên cả vị chua gắt của những trái sấu, màu xanh đầy sức sống của cây lá… Hương vị thiên nhiên chan chứa bao nét đặc trưng mà ở đâu ta cũng có thể đưa nó vào đầu lưỡi, nhấm nháp và thưởng thưc một cách thích thú.

Tôi tìm thấy ở thiên nhiên tiếng sáo diều vi vu trên những con đê lộng gió và tiếng tu hú từng đàn theo nhau bay đậu khắp các ngọn cây vải. Âm thanh thiên nhiên lúc rộn ràng niềm vui, lúc lại êm đềm sâu lắng như giai điệu của một bản đàn.

Ở thiên nhiên, tôi tìm thấy những hương vị, âm thanh, màu sắc và cả những đường nét thật đẹp đẽ. Quan trọng hơn là tôi thấy tâm hồn tôi hòa hợp với cây cỏ, chim muông, sông nước, đất trời hay bất cứ thứ gì mà tạo hóa đã ban tặng cho thế gian này.

(Theo Nguyễn Minh Châu)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Tác giả tìm thấy ở thiên nhiên những vị ngọt nào?

a- Vị ngọt sắc của trái mít, ngọt lịm của trái vải, ngọt dịu dàng của nắng chiều tà

b- Vị ngọt thanh của trái sấu chín, vị ngọt máu của vú sữa

c- Vị chua gắt của trái sấu, màu xanh đầy sức sống của lá cây

2. Những âm thanh nào của thiên nhiên được tác giả nhắc đến trong bài?

a- Tiếng gió thổi rì rào, tiếng lá cây cào xạc

b- Tiếng sáo diều vi vu, tiếng tu hú từng đàn

c- Tiếng tu hú râm ran, tiếng đàn sâu lắng

3. Âm thanh của thiên nhiên được miêu tả bằng những từ ngữ nào?

a- Rộn ràng niềm vui, êm đềm sâu lắng

b- Êm đềm sâu lắng, rộn rã niềm vui

c- Rộn rã niềm vui, dịu dàng êm ái.

4. Bài văn muốn nhắn gửi với chúng ta điều gì?

a- Thiên nhiên đem đến cho ta nhiều hương vị, màu sắc, âm thanh thú vị

b- Con người cần quan sát, dùng mọi giác quan để cảm nhận thiên nhiên

c- Phải biết trân trọng tất cả những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho ta

II - Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1.

 a) Tìm và ghi lại các từ láy theo yêu cầu sau:

(1) Láy âm đầu r (M: rung rinh)

(2) Láy âm đầu d (M: dập dìu)

(3) Láy âm đầu gi (M: giàn giụa)

b) Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên từng chữ in đậm cho thích hợp:

(1) Tằm đói một bưa bằng người đói nưa năm.

(2) Đi hoi già, về nhà hoi tre.

(3) Tháng bay heo may, chuồn chuồn bay thì bao.

(4) Ăn qua nhớ ke trồng cây.

Câu 2. 

a) Tìm và ghi vào ô trống trong bảng:

3 từ láy có tiếng vui

3 từ ghép có nghĩa tổng hợp

3 từ ghép có nghĩa phân loại

(1)…………………..

(1)…………………..

(1)……………………..

(2)………………….

(2)…………………..

(2)……………………...

(3)………………….

(3)…………………..

(3)……………………..

b) Đặt 3 câu, mỗi câu có một từ trong mỗi nhóm trên

Câu 3. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì? (Với cái gì?) trong mỗi câu sau:

(1) Bằng một động tác thuần thục, ông Cản Ngũ thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như nắm con ếch giơ lên.

(2) Với thái độ bình tĩnh, hiên ngang trước giờ xử bắn, người nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu đã làm cho kẻ thù phải cúi đầu khiếp sợ.

(3) Để bảo vệ môi trường, xã em đã phát động phong trào Phủ xanh đồi trọc.

(4) Với nghị lực phi thường, dù đã bị liệt cả hai cánh tay, Nguyễn Ngọc Ký vẫn kiên trì luyện tập và viết được những dòng chữ đẹp bằng chân.

Câu 4. Thêm bộ phận trạng ngữ cho câu hỏi Bằng cái gì? (Với cái gì?)

(1)……………, các nghệ sĩ đã chinh phục được khán giả.

(2)…………………., nhà văn Tô Hoài đã miêu tả thế giới loài vật rất sinh động.

(3)…………………………., Trần Bình Trọng đã thét vào mặt quân xâm lược phương Bắc: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Đáp án:

I - Bài tập về đọc hiểu

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1.a- Vị ngọt sắc của trái mít, ngọt lịm của trái vải, ngọt dịu dàng của nắng chiều tà

2.b- - Tiếng sáo diều vi vu, tiếng tu hú từng đàn

3.a-  Rộn ràng niềm vui, êm đềm sâu lắng

(4).c- Phải biết trân trọng tất cả những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho ta

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1.

a)

Láy âm đầu r: rộn rã, rực rỡ, rào rào (hoặc: rì rầm, rủ rê, rong ruổi…)

Láy âm đầu d: dịu dàng, dè dặt, dỗ dành (hoặc: dào dạt, dễ dãi, dõng dạc, dồn dập, dư dả, dửng dưng, dìu dắt…)

Láy âm đầu gi: giãy giụa, giòn giã, giỏi giang(hoặc: giặc giã, gióng giả, giấu giếm …)

b)

(1) Tằm đói một bữa bằng người đói nửa năm

(2) Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ

(3) Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão

(4) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 2

 a) Gợi ý:

- 3 từ láy có tiếng vui: vui vẻ, vui vầy, vui vui

- 6 từ ghép có tiếng vui:

+ 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp: vui thích, vui mừng, vui sướng(hoặc: vui nhộn, vui thú, vui tươi…)

+ 3 từ ghép có nghĩa phân loại: vui tính, vui miệng, vui mắt(hoặc: vui lòng, vui tai, vui chân…)

b) VD:

(1) Giờ ra chơi, chúng em chơi đùa với nhau rất vui vẻ

(2) Thấy mẹ về, bé Bông vui mừng reo to

(3) Những chùm bóng treo trên cây thông trông rất vui mắt

Câu 3. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì? 

(1) Bằng một động tác thuần thục, ông Cản Ngũ thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như nắm con ếch giơ lên.

(2) Với thái độ bình tĩnh, hiên ngang trước giờ xử bắn, người nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu đã làm cho kẻ thù phải cúi đầu khiếp sợ.

(4) Với nghị lực phi thường, dù đã bị liệt cả hai cánh tay, Nguyễn Ngọc Ký vẫn kiên trì luyện tập và viết được những dòng chữ đẹp bằng chân.

Câu 4. VD thêm trạng ngữ:

(1) Với những điệu múa điêu luyện, những giọng hát mượt mà, trong trẻo, các nghệ sĩ đã chinh phục được khán giả.

(2) Bằng cách quan sát tỉ mỉ thế giới loài vật, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả thế giới loài vật rất sinh động.

(3) Với tất cả lòng căm thù, Trần Bình Trọng đã thét vào mặt quân xâm lược phương Bắc: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.


Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 34 Số 4

Câu 1. Trạng ngữ được in nghiêng trong mỗi câu sau trả lời câu hỏi gì?

a) Bằng món "mầm đá" độc đáo, Trạng Quỳnh đỡ giúp chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng.

Trạng ngữ trả lời câu hỏi

b) Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc.

Trạng ngữ trả lời câu hỏi

Câu 2. Những trạng ngữ trên bổ sung cho câu ý nghĩa gì?

Câu 3. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau:

a) Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.

b) Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ mở đầu bằng các từ bằng, với:

Câu 5. Đóng vai là phụ huynh có nguyện vọng chuyển trường cho con, em hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện đơn sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN CHUYỂN TRƯỜNG

Kính gửi: …

Tên tôi là: …phụ huynh của học sinh …

Sinh ngày : …

Lí do: …

Rất mong sự chấp nhận của Quý trường.

   Người làm đơn

Đáp án:

Câu 1. Trạng ngữ được in nghiêng trong các câu sau trả lời câu hỏi gì? Ghi vào chỗ trống trong bảng.

a) Bằng món "mầm đá" độc đáo, trạng Quỳnh đã giúp chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng.

b) Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc.

Trạng ngữ trả lời câu hỏi: Bằng cái gì?

Trạng ngữ trả lời câu hỏi: Với cái gì?

Câu 2. Loại trạng ngữ trên bổ sung ý nghĩa chỉ phương tiện cho câu.

Câu 3. Gạch dưới trạng ngữ trong các câu sau:

a) Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.

b) Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ mở đầu bằng các từ bằng, với:

Với những chiếc móng và cựa sắc nhọn, chú gà trống dũng mãnh chống lại kẻ thù của mình, giương oai trước lũ mái mơ đang tròn mắt vì ngạc nhiên và ngưỡng mộ. Bằng một giọng lanh lảnh, chú rướn đuôi, giương cao cổ, cất giọng gáy “ò, ó, o!’’ Thật kiêu hãnh.

Câu 5:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN CHUYỂN TRƯỜNG

Kính gửi: - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dịch Vọng

- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hạ Đình

Tên tôi là: Vũ Thị Hoa, phụ huynh của học sinh : Đào Minh Quân

Sinh ngày : 27/3/2011. Đang học lớp 4A, năm học 2019-2020 tại trường Tiểu học Dịch Vọng thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Lí do: Trường học hiện tại của cháu ở xa nhà nên đưa cháu đến trường gặp nhiều khó khăn và bất tiện.

Rất mong sự chấp nhận của Quý trường.

   Người làm đơn

Hoa

      Vũ Thị Hoa


Phiếu bài tập Tiếng việt 4 Tuần 34 Số 5

Câu 1: Loài động vật nào biết cười?

A. Duy nhất có con người là biết cười

B. Chỉ có con người và cá heo là biết cười

D. Con người và khủng long biết cười

D. Không loài động vật nào biết cười

Câu 2: Đọc lại bài Tiếng cười là liều thuốc bổ và cho biết người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?

a) Rút ngắn thời gian điều trị bệnh

b) Tiết kiệm tiền cho nhà nước

c) Kéo dài thời gian điều trị bệnh

d) Khiến bệnh nhân cười nhiều mệt mỏi mà chìm vào cơn mê mà không cần dùng thuốc mê

Câu 3: Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?

a) Trạng Quỳnh rất thông minh

b) Trạng Quỳnh vừa giúp được vua lại vừa khéo chê vua

c) Trạng Quỳnh rất nỗ lực, kiên trì

d) Trạng Quỳnh chỉ giỏi nịnh vua

Câu 4: Ý nghĩa của câu chuyện Ăn “mầm đá”?

A. Ca ngợi sự hài hước của Trạng Quỳnh trong việc làm cho vua vui.

B. Ca ngợi Trạng Quỳnh vừa thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, lại vừa khéo răn vua: No thì chẳng có gì là vừa miệng đâu ạ.

C. Ca ngợi sự nỗ lực, kiên trì của Trạng Quỳnh trong mọi việc.

D. Ca ngợi tự tận tụy của Trạng Quỳnh trong việc làm vừa lòng vua chúa.

Câu 5: Điền r, d, gi vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ

…ừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh …ao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng …ừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi …ang

Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào mắc lỗi chính tả?

a) Dễ dàng

b) Xả hội

c) Lở làng

d) Hỏi han

e) Nước lả

Câu 7: Cột bên trái là một số từ phức có chứa tiếng vui, con hãy nối những từ ở bên trái với nhóm tương ứng ở bên phải.

1. Vui vẻ

a. Từ chỉ hoạt động

2. Vui chơi

b. Từ chỉ cảm giác

3. Vui lòng

c. Từ chỉ tính tình

4. Vui tính

d. Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác

Câu 8: Tìm các trạng ngữ chỉ phương tiện trong những câu văn miêu tả con vật sau

a. Bằng đôi cánh to rộng, gà mái che chở cho gà con.

b. Với cái mõm to, con lợn háu ăn tợp một loáng là hết cả máng cám.

c. Bằng đôi cánh mềm mại, đôi chim bồ câu bay lên nóc nhà.

Câu 9: Kể chuyện về một người vui tính mà em biết

Câu 10: Đóng vai là phụ huynh có nguyện vọng chuyển trường cho con, em hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện đơn sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN CHUYỂN TRƯỜNG

Kính gửi: - Hiệu trưởng Trường (đi): ...............................

                 - Hiệu trưởng Trường (đến): ...............................

Tên tôi là: ...................................... phụ huynh của học sinh ..........................

Sinh ngày: ...................................... Đang học lớp .................................. năm học 2019 – 2020 tại Trường ........................................... thuộc .................................... huyện .......................... tỉnh ...............................

Lí do: ......................

Rất mong sự chấp nhận của Qúy trường.

Người làm đơn

(Kí và ghi rõ họ tên)

................................

Đáp án:

Câu 1:

Một nhà văn đã từng nói: “Con người là động vật duy nhất biết cười.”

Con người là động vật duy nhất biết cười

Đáp án đúng: A.

Câu 2:

Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để :

- Rút ngắn thời gian điều trị bệnh

- Tiết kiệm tiền cho nhà nước

Câu 3:

Nhận xét về nhân vật Trạng Quỳnh:

- Trạng Quỳnh rất thông minh

- Trạng Quỳnh vừa giúp được vua lại vừa khéo chê vua

Câu 4:

Ý nghĩa của câu chuyện Ăn “mầm đá”:

Ca ngợi Trạng Quỳnh vừa thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, lại vừa khéo răn vua: No thì chẳng có gì là vừa miệng đâu ạ.

Đáp án đúng: B.

Câu 5:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Câu 6:

Các trường hợp mắc lỗi chính tả đó là:

- Xả hội

- Lở làng

- Nước lả

Sửa lỗi sai: xả hội -> xã hội, lở làng -> lỡ làng, nước lả -> nước lã

Câu 7:

1 – d: vui vẻ - Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác

2 – a: vui chơi – Từ chỉ hoạt động

3 – b: vui lòng – Từ chỉ cảm giác

4 – c: vui tính – Từ chỉ tính tình

1 – d, 2 – a, 3 – b, 4 – c

Câu 8:

a. Bằng đôi cánh to rộng, gà mái // che chở cho gà con.

            TrN                         CN                       VN

b. Với cái mõm to, con lợn // háu ăn tợp một loáng là hết cả máng cám.

            TrN                 CN                               VN

c. Bằng đôi cánh mềm mại, đôi chim bồ câu // bay lên nóc nhà.

           TrN                                      CN                   VN

Các trạng ngữ đã xác định được trong các câu trên là: Bằng đôi cánh to rộng, Với cái mõm to, Bằng đôi cánh mềm mại

Câu 9:

Ở gần nhà tôi có ông Nam là người rất vui tính. Năm nay, ông Nam dã ngoài sáu mươi tuổi, tuy ông đã về hưu nhưng ông vẫn còn hăng hái với công việc vì thế Ủy ban phường đã mời ông ra làm việc với cương vị là phó Chủ tịch Mặt trận phường.

Một lần, mẹ đưa tôi lên phường để nộp giấy sinh hoạt hè. Tình cờ tôi nhìn thấy ông Nam đang vui vẻ giải quyết về việc hai căn hộ tranh chấp nhau về đất đai. Nhìn cách nói và vẻ mặt "khôi hài" cùng với tính chất nghiêm túc của công việc, tôi vô cùng ngạc nhiên trước sự giải quyết của ông. Với cách nói dí dỏm và thấu tình đạt lí của ông, cả hai gia đình đã bắt tay nhau hòa giải.

Ông Nam là người rất vui tính, đặc biệt ai đã nghe thấy tiếng cười của ông đều cảm thấy vui lây. Ông thường bảo mọi người:

"Sống phải vui, phải hay cười thì mới sống lâu được. Một tiếng cười bằng mười viên thuốc bổ đấy!"

Tối về nhà, ông thường bảo tôi sang nhà ông cùng với mấy đứa cháu của ông học đánh đàn. Trước đây khi còn trẻ, ông là tay đàn ghi ta cừ khôi của nhạc viện thành phố. Tiếng đàn của ông trong trẻo, réo rắt, len lỏi vào tâm hồn con người, khiến người ta quên hết mệt mỏi, thêm yêu cuộc sống.

Cả phường tôi đều rất yêu quý ông Nam. Hễ gia đình nào có mâu thuẫn, ông đều tìm đến hòa giải. Ông còn làm cho mọi người trong gia đình cười một phen "bể bụng" vì những câu chuyện khôi hài của ông.

Riêng tôi, tôi rất kính trọng ông Nam. Tuy già nhưng ông rất vui tính, ông đã làm cho những người dân ở phường tôi thêm yêu thương nhau hơn và đặc biệt ở mọi nơi lúc nào cũng có những tiếng cười vui vẻ

Câu 10:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN CHUYỂN TRƯỜNG

Kính gửi: - Hiệu trưởng Trường (đi): Tiểu học Tân Quang

                 - Hiệu trưởng Trường (đến): Tiểu học Như Quỳnh

Tên tôi là: Nguyễn Văn Bách phụ huynh của học sinh Nguyễn Quỳnh Trang

Sinh ngày: 19-11-2010 Đang học lớp 4 năm học 2019 – 2020tại Trường Tiểu học Đống Đa thuộc xã Tân Quang huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên

Lí do: Vì gia đình chuyển nhà nên gia đình chúng tôi chuyển trường học cho cháu gần khu gia đình đang sinh sống.

Rất mong sự chấp nhận của Quý trường.

Người làm đơn

(Kí và ghi rõ họ tên)

Bách

Nguyễn Văn Bách

icon-date
Xuất bản : 26/02/2022 - Cập nhật : 26/02/2022