logo

Phèn chua có công thức là gì?

Câu hỏi: phèn chua có công thức là gì?

Lời giải

Phèn chua (còn có tên gọi là Kali Alum) có công thức hóa học là KAl(SO4)2, thường sẽ được tìm thấy ở dạng ngậm nước KAl(SO4)2•12H2O hoặc K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Phèn chua có công thức là gì?

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn cho câu hỏi phèn chua có công thức là gì? nhé:


1. Phèn chua là gì?

Phèn chua hay còn gọi là phèn nhôm, có tên khoa học là Kali Alum, tồn tại ở dạng hạt to nhỏ không đều, không màu hoặc màu trắng cũng có thể là màu hơi đục. Đặc tính nổi bật của chất này là không độc, vị chát chua, tan trong nước và không tan trong cồn.

Kali Alum là loại muối sunfat kép của kali và nhôm, được tìm thấy nhiều nhất trong tự nhiên, chủ yếu có ở dạng đóng cặn trong đá ở các khu vực bị phong hóa và oxi hóa của các khoáng chất sunfua và có chứa gốc kali. 


2. Tính chất vật lý:

Phèn chua hay Kali alum là khoáng chất sunfat có nguồn gốc tự nhiên, chủ yếu có ở dạng đóng cặn trong đá ở các khu vực bị phong hóa và ôxi hóa của các khoáng chất sunfua và có chứa gốc kali. Alunit là nguồn chứa kali và nhôm

Phèn chua được dùng khá phổ biến trong đời sống, có thể dễ dàng mua ngoài chợ hàng nhưng tùy vào ứng dụng thì cần phải sử dụng các sản phẩm được sản xuất chuyên dụng, ít tạp chất. Ở nhiều nơi, còn được biết với những cái tên khác nhau: phàn thạch, minh thạch, muôn thạch, vũ trạch,…

– Màu sắc đặc trưng: Màu trắng

– Vị: Có vị chua chát

– Ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng

– Không tan trong cồn

– Điểm nóng chảy: 92- 93 °C

– Nhiệt độ sôi: 200 °C

– Công thức phân tử: KAl(SO4)2

– Khối lượng riêng: 1.725 g/cm3

– Khối lượng phân tử gam: 258,207 g/mol


3. Công thức hóa học của phèn chua

Công thức hoá học của phèn chua là KAl(SO4)2

Thông thường, phèn chua được tìm thấy ở dạng tinh thể khi ngậm 24 phân tử nước: KAl(SO4)2·12H2O hoặc K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O


4. Ứng dụng của phèn chua trong thực tế

* Ứng dụng trong y học

- Trong y học cổ truyền, phèn chua có tác dụng giải độc, sát trùng ngoài da, viêm ruột, các bệnh về dạ dày và chữa hôi nách hiệu quả.

- Ngoài ra, nó còn được sử dụng để trị một số bệnh khác như ngứa âm hộ, viêm tai giữa hay lỡ miệng.

- Không chỉ vậy, người ta còn dùng phèn chua để điều chế ra nhiều loại thuốc trị các bệnh khác nhau như bệnh đau răng, đau mắt, ho ra máu, giúp cầm máu và các loại xuất huyết.

*Ứng dụng đối với thực phẩm

- Phèn chua được biết đến từ rất lâu với công dụng làm tăng độ trắng và giòn cho thực phẩm như mứt, dưa chua.

- Giúp trứng tươi lâu hơn bằng cách ngâm trứng trong dung dịch phèn chua 5% trong vòng 15 phút.

- Phèn chua còn dùng để khử mùi hôi của lòng lợn bằng cách nghiền chúng thành bột và chà lên lòng lợn, sau đó rửa sạch.

- Nhờ có tính axit yếu nên kích thích baking soda phóng thích khí cacbonic,nhờ đó mà phèn chua còn được dùng làm bột nở để làm bánh nướng. Bánh sẽ nở khi vào lò chứ không nở khi nhào bột.

* Ứng dụng trong công nghiệp:

- Phèn chua được dùng lọc nước vì khi cho chúng vào nước thì sẽ xảy ra phản ứng: Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+ . Trong phản ứng trên, Al(OH)3 là chất kết tủa ở dạng keo và keo này sẽ dính vào các, bụi trong nước làm chúng chìm xuống đáy.

- Trong công nghiệp giấy, phèn chua có công dụng làm cho giấy không bị nhoè mực khi viết. Cụ thể, người ta sẽ chúng cho vào giấy cùng với muối ăn, nhôm clorua tạo nên phản ứng trao đổi thuỷ phân mạnh hơn, nhờ đó tạo nên hidroxit và hidroxit này sẽ kết dính nhưng sợi xenlulozo với nhau và giấy sẽ không bị nhoè mực khi viết.

- Khi nhuộm vải, hiđroxit đó được sợi vải hấp phụ và giữ chặt trên sợi sẽ kết hợp với phẩm nhuộm tạo thành màu bền, cho nên có tác dụng làm chất cắn màu.

Chính vì vậy nên ta có thể ngâm quần áo dễ phai màu vào nước phèn chua, hay ngày xưa thường ngâm quần áo xuống bùn để giữ quần áo không bị phai màu.


5. Nguyên liệu chính điều chế phèn chua:

Đất sét, axit sunfuric và K2SO4 là nguyên liệu chính để điều chế ra phèn chua.

icon-date
Xuất bản : 17/06/2021 - Cập nhật : 17/06/2021