logo

Phát triển bền vững là gì Hãy nêu một việc làm cụ thể mà em có thể thực hiện để góp phần vào sự phát triển bền vững

Câu hỏi: Phát triển bền vững là gì? Hãy nêu một việc làm cụ thể mà em có thể thực hiện để góp phần vào sự phát triển bền vững.

Lời giải:

Phát triển bền vững là khái niệm nhằm cho sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà vẫn không làm tổn hại, vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển, vẫn đáp ứng các nhu cầu đó trong tương lai xa và hiện là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới và bảo vệ môi trường.

Ví dụ:

+ Bình đẳng giới.

+ Xóa đói giảm nghèo;

+ Năng lượng xanh.

+ Bảo vệ môi trường.

+ Dung nhiệt năng thay vì điện năng.

Phát triển bền vững là gì? Hãy nêu một việc làm cụ thể mà em có thể thực hiện để góp phần vào sự phát triển bền vững.

* Thế nào là phát triển bền vững?

Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát triển bền vững bao gồm 4 nội dung chính: tăng trưởng kinh tế; bảo đảm công bằng xã hội; bảo vệ môi trường và tôn trọng các quyền con người. Khái niệm phát triển bền vững được xây dựng trên một nguyên tắc chung của sự tiến bộ loài người - nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng giữa các thế hệ.

Phát triển bền vững thể hiện quan điểm nhân văn, hiện đại hơn hẳn so với quan điểm "phát triển bằng bất kì giá nào", bởi phát triển bằng mọi giá, là khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động phát triển, không tính đến sự ảnh hưởng của nó đến chính quá trình phát triển.

* Các nguyên tắc cho phát triển bền vững

Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý hài hòa giữa ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường với nội dung cụ thể như sau:

Phát triển bền vững về kinh tế: là quá trình đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định và đều đặn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, nợ chính phủ, đảm bảo cân đối cán cân thương mại, đầu tư có chất lượng, có năng suất cao thông qua việc nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất, không làm phương hại đến xã hội và môi trường.

Phát triển bền vững về xã hội: là phát triển nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và môi trường.

Phát triển bền vững về môi trường: là việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh. Phát triển bền vững về môi trường cần duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác, cần hạn chế vấn đề nhiễm môi trường bao gồm cả ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, cần phải quản lý và xử lý tốt chất thải rắn, chất thải nguy hại, có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

* Các tiêu chí đặt ra đối với một nền kinh tế phát triển bền vững

Tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao (mức tăng trưởng GDP ở các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần khoảng 5%/năm)

Cơ cấu GDP: tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ phải cao hơn nông nghiệp

Tăng trưởng kinh tế có hiệu quả cao, không phải tăng trưởng bằng mọi giá

Trong Chiến lược phát triển Kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030, mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 đạt được viêc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả phụ nữ và nam giới còn là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Tiêu chí phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam trên bình diện kinh tế là:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD

+ Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP, kinh tế số đạt khoảng 30% GDPTỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%

+ Tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33-35% GDP; nợ công không quá 60% GDP

+ Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt 50%

+ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm

+ Giảm tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP ở mức 1-1,5%/năm.

>>> Tham khảo: Khái niệm về phát triển bền vững được đưa ra ở đâu và vào năm nào?

icon-date
Xuất bản : 06/10/2022 - Cập nhật : 26/11/2022