Tuyển chọn các bài Phát biểu cảm nghĩ Tĩnh dạ tứ hay nhất, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước được Top lời giải sưu tầm và biên soạn. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Lí Bạch là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc. Những tác phẩm của ông cho đến nay và mai sau vẫn sống mãi trong lòng người đọc. Và một trong những tác phẩm để đời là bài Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)
Thơ xưa thường hay nói đến thiên nhiên, thiên nhiên như một người bạn để thi nhân có thể chia sẻ tâm sự của mình hoặc cũng có bài thơ viết lên chỉ để ca ngợi thiên nhiên. Thơ Lí Bạch cũng nhắc đến thiên nhiên, đặc biệt là trăng, trăng tràn ngập trong thơ Lí Bạch. Có những bài, trăng như người bạn cung vui chơi với Lí Bạch còn có những bài ánh trăng như là cái cớ để ông bày tỏ tâm sự, nỗi lòng của mình và bài thơ Tĩnh dạ tứ là một bài như thế.
Điều đó được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Bài thơ có tựa đề là Tĩnh dạ tứ tức là những suy nghĩ trong một đêm rất đẹp, trên trời ánh trăng toả sáng khắp nơi, một thứ ánh sáng lung linh huyền ảo và chính trong khung cảnh thiên nhiên ấy trong lòng Lí Bạch bỗng trào dâng lên nỗi nhớ quê hương. Toàn bộ bài thơ là cảm xúc chân thành thiết tha của tác giả. Ở hai câu thơ đầu:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phơi sương
Đọc hai câu thơ này, cảm giác đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng và thời gian lúc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bàng bạc ấy khiến ông ngỡ như là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc một cảm giác cô đơn và trống vắng. Phải chăng trong lòng thi nhân đang chất chứa một nỗi niềm tâm sự, bởi vậy nên ánh trăng đẹp như vậy mà ông cứ ngỡ như mặt đất phủ sương. Đồng thời với sự “nhầm lẫn” ấy ta còn thấy tâm trạng ngỡ ngàng, bất ngờ của thi nhân trước khung cảnh thiên nhiên. Câu thơ thứ ba:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Câu thơ này vẫn nói đến trăng, nói đến thiên nhiên nhưng từ “ngẩng” dường như không gợi cho ta cảm giác nhẹ nhàng thanh thản của người ngắm trăng mà đó là cái nhìn chất chứa tâm sự. Trong ba câu thơ đầu, ta thấy tác giả nhắc nhiều đến thiên nhiên, đến trăng. Khung cảnh thiên nhiên ấy dẫu buồn nhưng vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.
Nếu như ở ba câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho không ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:
Cúi đầu nhớ cố hương
Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở hai tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm và ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiết về chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm của một đời người.
Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bạch, thiên nhiên luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lại là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho Lí Bạch những cái nhìn khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.
Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện một tình yêu quê hương, đất nước chân thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêu quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê của mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.
Trong thơ ca đặc biệt là thơ ca cổ,trăng thường mang rất nhiều những ý nghĩa biểu trưng đặc biệt đối với mỗi nhà thơ,trăng lại có những ý nghĩa riêng. Có người nói thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Tĩnh dạ tứ là bài thơ có chủ đề rất quen thuộc “ Vọng nguyệt hoài hương”, nỗi nhớ quê hương xuyên suốt cả bài cùng hình ảnh ánh trăng. Thế hiện một cách sâu sắc nỗi nhớ có hương của tác giả.
Thường thì người ta biết tới Lí Bạch với hình ảnh “ tiên thơ” lãng mạn với những cảnh đẹp,phong thái ung dung. Nhưng hôm nay ta lại bắt gặp một Lí Bạch hoàn toàn khác hình ảnh ấy trong Tĩnh dạ tứ.
Hai câu thơ đầu tiên không chỉ thuần túy là tả cảnh,ở đây chủ thế là con người. “sàng tiền” là đầu giường,ánh trăng rọi qua cửa thành một vùng trăng trước giường,tác giả chợt tỉnh giấc, nửa tỉnh nửa mơ ngỡ sương giăng trên mặt đất..
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Trăng sáng chiếu qua cửa chiếu xuống nền nhà,sáng soi một vùng khiến tác giả ngỡ đấy là sương đêm. Ngỡ là chưa khẳng định chắc,chỉ ngỡ thôi… Và rồi tác giả trong một khoảng thồ gian rát a ngắn Lí Bạch biết ông đã nhầm. Không phải là sương mà là trăng. Tiếp hai câu đầu,hai câu cuối liệu có chỉ thuần tuý là tả tình không?
“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương”
Khi biết,đó là trăng,Lí Bạch đã ngẩng đầu nhìn trăng. Thủa nhỏ,ông thường len núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ 25 tuổi. Lí Bạch đã xa quê và xa mãi.. Bổ vậy mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ quê. Dễ dàng dàng nhận ra ở hai câu thơ có sự đối nhau khi có số lượng tiếng bằng nhau và có các từ: ngẩng- cúi, trăng sáng- cố hương. Chỉ trong một khoảng khắc ngẩng đầu- cúi đầu,thời gian rất ngắn nhưng cảm xúc của tác giả đã thay đổi rõ rệt, trăng như là một chất xúc tác nhanh chóng thổi bùng nên trong Lí Bạch nỗi nhớ quê da diết,bên cạnh đó cũng cho ta thấy sự hoạt động liên tục của tư duy,cảm xúc bên trong tác giả. Nhìn thấy ánh trăng là những kỉ niệm nơi quê cũ lại ùa về trong lòng tác giả. Cảm xúc bất chợt khi nhìn thấy kỉ vật gắn liền với tuổi thơ nơi quê hương: Trăng,trong lòng Lí Bạch trăng chắc chắn đã trở thành biểu tượng của quê hương trong trái tim ông.Không hề nhắc đến chủ thể trữ tình nhưng với mạch thơ liền nhau đã cho chúng ta ngầm hiểu đó là cảm xúc của một chủ thể và có một mạch cảm xúc nhất quán liền mạch.
Lí Bạch xa quê từ hồi trẻ với mong muốn đi lập công danh sự nghiệp,ai xa quê rồi lại không nhớ quê hương đặc biệt với một thi sĩ có tâm hồn nhạy cảm thì cảm xúc này càng dễ xuất hiện hơn đặc,thêm nữa lại ở trong hoàn cảnh đêm,khi cảnh vật xung quanh đã chìm vào đêm đen,được ánh trăng bao phủ nên,cảnh khuya một mình khó tránh khỏi nỗi nhớ cố hương. Vẫn có câu “ người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”,ánh trăng sáng trong đêm dẹp nhưng sao đọc thấy man mác buồn,buồn vì ở đây tâm tư của nhà thơ đang trĩu nặng nỗi nhớ quê nhà,dường như thổi vào bài thơ một cảm giác nhớ nhung da diết.
Ai đi xa quê mà không nhớ quê, tuy chỉ là một sáng tác với cảm xúc ngẫu hứng của tác giả nhưng cũng để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc, đặc biết ý nghĩa “ vọng nguyệt hoài hương” được bộc lộ rõ ràng và truyền tải sâu sắc vào cảm nhận cảu độc giả. Khơi gợi trong họ tình yêu quê hương, tình yêu thiêng liêng luôn có trong mỗi người. Có đi xa mới biết nhớ quê,có đi xa mới hiểu rõ được sự quan trọng và niềm hạnh phúc khi được sống ở quê chính mình.
Với tứ thơ giản dị ngôn ngữ bình dân và cảm xúc chân thành nhất của mình,Lí Bạch thực sự đã viết nên bào thơ hay,đem lại cho người đọc cảm xúc tinh tế và đẹp nhất với Tĩnh dạ tứ.Thơ phải đọc lâu ngẫm kĩ mới thấy hết cái hay của nó,đặc biệt là thơ Lí Bạch,càng đọc càng ngấm và thấy cái hay của nó.
Có ai đi xa mà chẳng nhớ về quê hương làng xóm. Nơi đã gắn bó máu thịt trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Với Lý Bạch, thi nhân suốt đời chống kiếm lãng du luôn nặng tình với quê hương. Tình cảm ấy thể hiện da diết mãnh liệt, dâng trào, nó được nâng cánh bằng cảm hứng lãng mạn, bay bổng diệu kỳ qua bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
Từ xưa đến nay các thi nhân bao giờ cũng mượn cảnh để bày tỏ nỗi niềm tâm sự. Một bức tranh đẹp ập vào mắt ta trước tiên cũng là cảnh và sau đó là tình, tả tâm trạng ẩn chứa bên trong Lý Bạch - "thi tiên" của đời Đường Trung Quốc ngay từ những dòng thơ đầu đã dẫn ta vào một thế giới tràn đầy ảo diệu.
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Ấn tượng đầu tiên là trăng, trăng ở khắp mọi nơi không chỉ giới tận nơi đầu giường lữ khách. Đêm khuya thanh tĩnh, bốn bề vắng lặng ta nghe những bước trăng nhẹ nhàng len lỏi phủ khắp không gian. Trăng như dòng suối miên man chảy trong đêm sâu. Trăng dịu mát vuốt ve cảnh vật trong cái tĩnh lặng đến khôn cùng. Trong đêm thâu, không gian bốn bề vắng lặng, không một tiếng gió thổi, một tiếng côn trùng kêu, cũng chẳng có một tiếng chuông chùa ngân buông... chỉ có trăng sáng trải khắp không gian. Ánh trăng gợi cảm giác lâng lâng lạ thường, ánh trăng giờ đây là chủ thể. Thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp trong sáng nhất. Cuộc sống trở về những nhịp thâm trầm, trút bỏ cái náo động, xô bồ của ban ngày. Trăng đẹp hiền dịu biết bao, trăng tìm đến với con người. Bác Hồ của chúng ta cũng là một lãnh tụ rất yêu trăng:
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Bác Hồ đành từ chối người bạn tri âm tri kỷ bởi còn bận việc nước. Còn với Lý Bạch người lãng tử trong phút dừng chân nơi quán trọ để trọn lòng mình đến với trăng. Trăng đẹp và thơ mộng quá. Đêm đã sang canh êm đềm thanh tĩnh lúc này chỉ có trăng và nhà thơ. Và rồi không thể hững hờ với vầng trăng đã từng làm bạn từ ngày còn hẹn hò trên núi Nga Mi. Lý Bạch ngẩng đầu ngắm trăng, trăng gặp thi nhân như hai kẻ tri âm tri kỷ, cảm động không nói nên lời.
Trong phút đối diện bất ngờ ấy, sự liên tưởng lãng mạn kèm theo sự hoài nghi diệu kỳ. Trăng hay là sương mặt đất? Ánh trăng hắt qua song cửa hay là sương khói mông lung? Trăng thực đấy mà sao mờ mờ, ảo ảo khó nắm bắt đến kỳ lạ. Cái sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực, trăng sáng mà sáng bàng bạc huyền ảo. Trăng ở quanh thi nhân như tầng tầng lớp lớp. Trăng làm cho căn phòng hẹp của thi nhân và mặt đất bao la hoà làm một, và cũng rất tự nhiên:
Cửu đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương
(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cô hương)
Đêm nay nhìn trăng sáng nơi quê người, nỗi lòng mãnh liệt, tha thiết trong lòng đứa con xa quê trỗi dậy, day dứt khôn nguôi. Ánh trăng thời trai trẻ năm nào trên núi Nga Mi hiện về. Quá khứ, hiện tại, quê nhà, quê người, thành công, thất bại, hy vọng.. đan xen trĩu nặng trong lòng tác giả, ánh trăng đêm nay sáng quá và nó gợi bao kỷ niệm. Ngẩng đầu nhìn trăng là tư thế hướng ngoại, cúi đầu là nhớ về cố hương (hướng nội). Hai tư thế ngẩng đầu, và cúi đầu, hai tâm trạng nhìn và nhớ, hai đối tượng làm trĩu lòng kẻ xa quê. Hai hình ảnh trăng sáng và cố hương đi sóng đôi nhau biểu hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết. Nhớ cố hương là nhớ tới gia đình, người thân, nhớ tới thời thơ ấu với bao mộng tưởng đẹp đẽ. Thế mới biết quê hương là những gì thiêng liêng nhất, một ngôi nhà, một góc phố, một cánh đồng, một dòng sông...
Nhà thơ Chế Lan Viên có câu:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn
(Tiếng hát con tàu)
Tình yêu quê hương đã thành máu, thành hồn. Nó được thể hiện qua những cung bậc của tình cảm. Nỗi nhớ quê hương qua sự khơi gợi của ánh trăng dội về mãnh liệt. Tình yêu quê hương với cả một bức tranh chan chứa ánh trăng làm nền bay cao mãi, xa mãi, ngân vang mãi khúc nhạc lòng của chàng trai trẻ ngày nào trên núi Nga Mi. Câu thơ cuối khép lại nhưng tình nhưng ý còn chưa dứt. Dù chỉ trong hai mươi chữ, nhưng cuối cùng ấn tượng đậm nét trong ta về Lý Bạch là một con người luôn gắn bó với cố hương.
Quả thật Lý Bạch với tình yêu quê hương đất nước tha thiết, mãnh liệt được nâng cánh bằng những cảm hứng lãng mạn tuyệt vời. Tĩnh dạ tứ đã hâm nóng những mạch cảm xúc trong ta, ta yêu quý trân trọng và hòa cùng những dòng thơ Lý Bạch chính là làm cho giá trị đích thực của thi ca chuyển tải thế giới nội tâm con người sống mãi với thời gian. Lý Bạch đã góp phần làm cho diện mạo thơ Đường thêm phong phú.