logo

Phản ứng oxi hóa - khử là gì?

Câu hỏi: Phản ứng oxi hóa - khử là gì? Ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

- Ví dụ phản ứng oxi hóa khử:

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 (to)

+ Trong đó: Chất khử là CO, chất oxi hóa là Fe2O3

+ Phản ứng xảy ra đồng thời sự khử Fe2O3 tạo thành Fe và sự oxi hóa CO tạo thành CO2.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về phản ứng oxi hóa - khử và các bài tập vận dụng nhé!


1. Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử là gì?

- Phản ứng oxi hóa khử là quá trình quan trọng của thiên nhiên. Chúng tồn tại ở các dạng như: quá trình trao đổi chất, sự hô hấp của con người, quá trình thực vật hấp thụ khí cacbonic giải phóng oxi.

Phản ứng oxi hóa - khử là gì?

- Ngoài ra, phản ứng này cũng xảy ra ở sự đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, quá trình điện phân, phản ứng trong pin và trong acquy…

- Quá trình sản xuất ví dụ như luyện kim, chế tạo hóa chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hóa học… cũng đều có sự xuất hiện của phản ứng oxi hóa khử.


2. Bài tập vận dụng 

Câu 1. Hãy cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau:

CH3CH2OH + K2Cr2O7 + H2SO4 → CH3COOH + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

Câu 2. Xác định hệ số cân bằng của KMnO4 trong phản ứng sau:

SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4

Chọn đáp án đúng nhất

A. 2                   

B. 5                     

C. 7                   

D. 10

Câu 3. Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng e:

Fe2O3 + Al → Al2O3 + FenOm

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 55,5g.     

B. 91,0g.     

C. 90,0g.     

D. 71,0g.

Hướng dẫn:

Áp dụng công thức 2 ta có:

mmuối = mkim loại + mion tạo muối = 20 + 71.0,5 = 55.5 (g)

⇒ Chọn A

Câu 5. Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO3 và H2SO4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2, N2O. Phần trăm khối lượng của Al và Mg trong X lần lượt là:

A. 63% và 37%.    

B. 36% và 64%.     

C. 50% và 50%.     

D. 46% và 54%.

Hướng dẫn:

Ta có 24nMg + 27nAl =15 (1)

- Xét quá trình oxi hóa

Mg → Mg2++ 2e

Al → Al3++3e

⇒ Tổng số mol e nhường = 2nMg + 3nAl

- Xét quá trình khử

2N+5 +2.4e → 2N+1

S+6 + 2e → S+4

⇒ Tổng số mol e nhận = 2.0,4 + 0,2 = 1,4 mol

Theo định luật bảo toàn e ta có:

2nMg +  nAl = 1,4 (2)

Giải hệ (1) và (2) ta được nMg = 0,4 mol, nAl = 0,2 mol

⇒% Al = 27.0,2/15 = 36%

⇒%Mg = 64%

⇒ Chọn B

Câu 6: Trong các chất sau, chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa - khử : Fe2O3, I2, O2, FeCl2, HNO3, H2S, SO2?

A. KMnO4, I2, HNO3.

B. O2, Fe2O3, HNO3.

C. HNO3, H2S, SO2.

D. FeCl2, I2, HNO3.

Hướng dẫn giải:

Những chất luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa – khử là những chất chứa nguyên tử chưa có số oxi hóa thấp nhất ⇒ Các chất luôn luôn là chất oxi hóa: Fe2O3 (+3 → 0 hoặc +2) ; O2 (0 → -2); HNO3 (+5 → +4; +2; 0; -3)

⇒ Đáp án B

Câu 7: Trong các chất : FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là

A. 2.     

B. 3.

C. 5.     

D. 4.

Hướng dẫn giải:

Chất có tính oxi hóa và tính khử là những chất chứa nguyên tử có số oxi hóa trung bình hoặc chứa 2 nguyên tử của 2 nguyên tố trong đó 1 nguyên tử có số oxi hóa chưa cao nhất và 1 nguyên tử có số oxi hóa chưa thấp nhất 

→ Chất có cả tính oxi hóa và tính khử: FeCl2; Fe(NO3)2, FeSO4, ( Fe+2 có thể tăng số oxi hóa lên Fe+3 hoặc giảm số oxi hóa xuống Fe0); FeCl3 ( Fe+3 xuống 0 hoặc +2 và Cl- lên 0); Fe(NO3)2 ( Fe+2 lên Fe+3 và N+5 xuống -3; 0; +1; +2; +4)

⇒ Đáp án B

icon-date
Xuất bản : 05/03/2022 - Cập nhật : 06/03/2022