logo

Phân tích vẻ đẹp thiên lương trong sáng của Huấn Cao

Trong tác phẩm đặc sắc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, có lẽ thứ làm người đọc ấn tượng sâu sắc nhất chính là nhân vật Huấn Cao. Dưới đây là một số bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp thiên lương trong sáng của Huấn Cao, mời các bạn tham khảo.


Phân tích vẻ đẹp thiên lương trong sáng của Huấn Cao - Mẫu 1

Nguyễn Tuân là một trong những tác giả lớn của nền văn học Việt Nam, để lại cho ta nhiều tác phẩm đặc sắc. Trong đó, không thể không kể đến là tác phẩm Chữ người tử tù, một tác phẩm khiến người đọc ám ảnh và có cái nhìn khách quan về những nhân vật trong truyện. Trong đó, ta không thể không kể đến nhân vật Huấn Cao, nhân vật nổi bật nhất truyện.

Huấn Cao là người cầm đầu quân phản loạn chống lại triều đình. Sau khi bị bắt, ông bị giam trong ngục đợi ngày xử tử. Ông bị đeo lên những gông xiềng nặng nề, thể hiện sự coi khinh của triều đình với những người có rắp tâm mưu phản. Tuy nhiên, nếu ta lật ngược lại nhân vật, ta sẽ thấy được một Huấn Cao tài hoa và uyên bác. Trước đây, ông nổi tiếng với tài viết chữ đẹp, danh tiếng vang xa. Thậm chí, người đến xin ông chữ rất nhiều, mà không phải ai cũng xin được chữ. Ông coi thường cường quyền, không vì tiền tài mà cho chữ. Điều đó thể hiện được sự chính trực mà nhiều người ngưỡng mộ. Đến khi vào trong ngục, ông lại khinh thường bọn cai ngục ra mặt. Bởi với ông, chúng là những người vì quyền thế mà bán rẻ bản thân, làm việc và phục tùng cái ác. Ở ông, chúng ta thấy được hết những đức tính cao đẹp và tài hoa của người nghệ sĩ. 

Phân tích vẻ đẹp thiên lương trong sáng của Huấn Cao

Tuy nhiên, không thể phủ nhận Huấn Cao là một người có lòng thiện lương, trong sáng. Điều này được thể hiện qua cảnh cho chữ của Huấn Cao và viên quản ngục. Trong không gian ngục tù u ám và ẩm ướt, chẳng đủ những dụng cụ cần thiết, nhưng anh sáng của con chữ dường như đã sưởi ấm hết thảy. Cảm động trước tấm lòng của viên quản ngục, ông đã đồng ý cho hăn chữ của mình, là sự công nhận về lòng tốt của quản ngục, cũng thể hiện sự thiện lương của Huấn Cao. Ông hiểu rằng, mỗi người mỗi cảnh, viên quản ngục không độc ác mà việc làm của ông ta cũng hướng thiện. Vậy nên, ông đã trở thành 1 trong 4 người duy nhất xin được chữ của Huấn Cao. 

Trên cổ vẫn đeo gông, đó là gánh nặng, cũng là thứ thể hiện cho sự sống cuối cùng của Huấn Cao. Nhưng nhìn cách ông viết chữ, ta vẫn thấy được khí phách của một người anh hùng. Những nét chữ cứng cáp, đẹp như rồng bay phượng múa, chẳng kể hoàn cảnh xứng một đáng anh hùng. Không gian đó nghiêm trang, khác hẳn so với cảnh tối tăm của một nhà giam bình thường. Thứ khiến cho Huấn Cao thay đổi ý định, đầu tiên là do tấm lòng thiện lương ban đầu, cũng là do tâm hồn yêu cái đẹp và trân thành của viên quản ngục. 

Nhờ bút pháp miêu tả và phép nghệ thuật đối lập, Nguyễn Tuân đã vẽ lên khung cảnh tuyệt đẹp tại nơi nhà tù. Cảnh cho chữ trang nghiêm ấy khiến cho tất cả người đọc thấy được những đặc điểm nhân vật của Huấn Cao. Không chỉ là một người tài hoa, khí phách, Huấn Cao dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân còn cho thấy được sự thiện lương, trong sáng của một văn nhân tài hoa của thời đại cũ. 


Phân tích vẻ đẹp thiên lương trong sáng của Huấn Cao - Mẫu 2

Trái ngược với hoàn cảnh thê lương, những đức tính của con người được thể hiện càng thêm rõ nét. Trong tác phẩm đặc sắc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, có lẽ thứ làm người đọc ấn tượng sâu sắc nhất chính là nhân vật Huấn Cao. 

Phân tích vẻ đẹp thiên lương trong sáng của Huấn Cao

Bằng ngòi bút điêu luyện của mình, nhân vật Huấn Cao được Nguyễn Tuân miêu tả là một người không chỉ tài năng, mà còn mang những phẩm chất cao đẹp của một người quân tử. Ông có tài hoa, nhưng không sử dụng tài hoa ấy một cách bừa bãi. Ban đầu, ông kiêu ngạo và khinh thường bọn quản ngục. Ông chỉ ngạo mạn trước bạo lựa và những kẻ bán mạng cầu vinh. Nhưng thực ra, Huấn Cao là một người tinh tế trong cách đối xử với những con người và phân biệt được tâm tính con người. Ông tặng chữ cho người quản ngục, đó là thể hiện cho sự thiện lương của ông. Bởi ban đầu, một kẻ cầm đầu quân phản loạn như ông rất căm ghét những kẻ bán mạng vì triều đình, vì hư vinh mà quên đi bản chất thiện lương ban đầu. Tuy nhiên, người quản ngục ấy lại đặc biệt. Bởi ông cũng đã nói rằng: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết một người như thầy quản đây mà lại có cái sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Tuy sống trong hoàn cảnh tăm tối qua ngày, nhưng ông ta vẫn hướng tới cái đẹp, ông coi trọng và hiểu được cái đẹp đó. Huấn Cao coi trọng điểm ấy của ông, vậy nên phá lệ cho ông xin chữ. Không để được ăn ngon mặc đẹp hay hoàn cảnh tốt, ông muốn cho chữ, đơn giản vì trân trọng một người thực sự hiểu được giá trị của chữ viết. Nhất là dưới ánh đèn trong nhà ngục tăm tối, những nét chữ của Huấn Cao viết ra càng khiến chi người đọc hiểu được thế nào là sự khí khách của một bậc anh tài. 

Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin của mình vào con người và đưa ra tuyên ngôn: cái đẹp gắn với cái thiện, người văn nhân trước hết phải hiểu được thiện lương. Ở đây, cái đẹp đã chiến thắng tất cả, cái đẹp lên ngôi và cưu mang cuộc sống của con người. Cái đẹp được tạo ra ở nơi tăm tối mịt mù, bởi một người sắp chết càng thể hiện giá trị của lòng yêu cái đẹp và tôn vinh cái đẹp. Vậy là, ngoài sự tài hoa bao người mến phục, nhân vật Huấn Cao dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân còn khiến cho độc giả hiểu được rõ hơn về khái niệm của sự thiện lương, trong sáng. [NH1] 

-------------------------------

Trên đây là các bài mẫu Phân tích vẻ đẹp thiên lương trong sáng của Huấn Cao, hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Cảm ơn các bạn

icon-date
Xuất bản : 28/11/2022 - Cập nhật : 28/08/2023