logo

Phân tích vai trò của nô lệ đối với chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương Tây cổ đại

Câu hỏi: Phân tích vai trò của nô lệ đối với chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương tây cổ đại

Lời giải:

Xã hội cổ đại phương Tây gồm:

- Chủ nô: giàu có và có thế lực về chính trị (giai cấp thống trị).

- Nô lệ: là lực lượng sản xuất chính, không có quyền gì cả, là tài sản riêng của mỗi chủ nô, bị chủ nô bóc lột và đối xử tàn bạo.

- Kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư): được tự do sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhưng không có quyền công dân.

⟹ Xã hội chiếm hữu nô lệ

* Đây được coi là xã hội chiếm hữu nô lệ vì: đây là nền dân chủ chủ nô, dựa trên sự bóc lột thậm tệ của chủ nô với nô lệ. Nô lệ và kiều dân không có quyền công dân. Nô lệ chỉ được coi là những mặt hàng lời lãi và được mua bán trao đổi như những công cụ biết nói, trong đó những chủ nô giàu có có thể có đến hàng trăm nô lệ để làm việc cho mình.

Phân tích vai trò của nô lệ đối với chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương Tây cổ đại

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về nô lệ và chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương Tây cổ đại nhé!


1. Xã hội cổ đại phương Tây Hy lạp và Rô-ma gồm những giai cấp nào?

– Xã hội cổ đại Hy Lạp và Rô-ma gồm có 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.

– Chủ nô. là người có quyền lực, có nền tảng kinh tế, giàu có và bóc lột nô lệ.

– Nô lệ. là lượng lao động chính trong xã hội, làm việc cực nhọc trong các trang trại, thường bị chủ nô đối xử tệ bạc, bóc lột sức lao động. Nô lệ được xem là tài sản riêng của chủ nô và bị xem là “công cụ biết nói”.

Do tình trạng bóc lột nặng nề nên các nô lệ liên tục nổi dậy đấu tranh chống lại chủ nô, đòi quyền lợi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Xpac-ta-cut năm 71-73 TCN.


2. Chế độ chiếm hữu nô lệ là gì? 

– Xã hội chiếm hữu nô lệ là một xã hội có 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, trong đó, chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ. Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.

Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có 2 giai cấp chính: Chủ nô và nô lệ.

+ Trong đó nô lệ là lực lượng sản xuất chính và thường bị bóc lột thậm tệ bởi chủ nô.

+ Chủ nô là những người có địa vị, có tài sản,  thống trị và bóc lột nô lệ.  Nắm mọi quyền hành chính trị. Họ chỉ hoạt động trong hai lĩnh vực chính là chính trị và văn hóa nghệ thuật, có cuộc sống nhàn hạ, đầy đủ.

– Trên cơ sở mối quan hệ của chủ nô và nô lệ, và xã hội chiếm hữu nô lệ của các quốc gia cổ đại phương Tây, tại Hy Lạp và Rô-ma đã hình thành nên chế độ chiếm hữu nô lệ.


3. Bản chất của nhà nước chủ nô

Xem xét bản chất của nhà nước chủ nô phải xuất phát từ cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của xã hội chiếm hữu nô lệ. Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ. Quan hệ này dựa trên cơ sở của sự chiếm hữu tư nhân của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và người lao động là nô lệ.

Cơ sở xã hội của xã hội chiếm hữu nô lệ do chính cơ sở kinh tế quy định. Vì thế, kết cấu giai cấp của xã hội gồm có hai giai cấp chính là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Giai cấp chủ nô là giai cấp thống trị mặc dù chỉ là thiểu số trong xã hội nhưng nắm hầu hết tư liệu sản xuất của xã hội và cả bản thân người lao động là nô lệ. Giai cấp nô lệ mặc dù chiếm đại đa số trong xã hội nhưng do không có tư liệu sản xuất trong tay và không làm chủ ngay cả chính bản thân mình nên họ hoàn toàn phụ thuộc vào giai cấp chủ nô cả về thể xác và tinh thần. Nô lệ không được coi là người mà chỉ là “công cụ biết nói” của chủ nô, chủ nô có toàn quyền đối với nô lệ với vai trò là một chủ sở hữu đích thực, họ có thể bán nô lệ, cho, tặng nô lệ… nô lệ thực chất chỉ là một thứ tài sản của chủ nô. Bên cạnh hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ, xã hội chiếm hữu nô lệ còn những giai cấp và tầng lớp xã hội khác như: nông dân tư hữu, những người thợ thủ công, những người buôn bán…Những người này về thân phận địa vị của họ trong xã hội không thấp kém như nô lệ nhưng so với giai cấp chủ nô họ có địa vị rất thấp và cũng chịu sự chi phối của giai cấp chủ nô.

Cơ sở kinh tế và kết cấu giai cấp xã hội đã quy định bản chất của nhà nước chủ nô. Dưới góc độ bản chất giai cấp, nhà nước chủ nô là công cụ bạo lực để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp chủ nô, duy trì sự thống trị mọi mặt của giai cấp chủ nô đối với nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội, duy trì tình trạng bất bình đẳng giữa chủ nô với nô lệ với các tầng lớp nhân dân lao động khác.

icon-date
Xuất bản : 04/12/2021 - Cập nhật : 06/12/2021