Đề bài: Phân tích truyện ngắn Cây bàng không rụng lá của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Phố tôi tên thật không phải là phố "Cây Bàng". Nhưng bọn trẻ con chúng tôi lại cứ thích đặt tên phố theo nhận xét của mình. Chẳng hiểu những đứa khác đã nghĩ thế nào; riêng tôi, tôi gọi thế là bởi phố tôi có một cây bàng.
Ai đã trồng cây bàng ấy, tôi không rõ. Chỉ biết rằng bây giờ cây đã to lắm rồi. Đến mùa quả chín, một mùi thơm ngòn ngọt lờ lợ tỏa ra, lên mãi tận gác ba, gác tư.
Nhưng cây bàng này thật chẳng có gì là đặc biệt. Vỏ nó xù xì, lá nó hung hung và dày như cái bánh đa nướng. Tán bàng xòa ra giống mấy cái ô nối tiếp nhau ba, bốn tầng. Cây bàng hiền lành như một người ít nói. Dưới gốc, người ta hay dựa xe đạp và có khi đứng tránh mưa nhỏ. Tôi cũng không để ý đến cây bàng lắm. Chắc là tại nó mọc ở mặt hè, còn tôi, tôi ở mãi trên gác. Song, đến một ngày nọ (là ngày bao nhiêu, tôi quên mất rồi) khi tôi đã biết suy nghĩ, tôi mới nhận ra được một điều rất lạ: "Cây bàng này không rụng lá". Thế thì tài thật. Đã có lần, tôi đứng chờ ở dưới gốc khá lâu mà chẳng thấy có cái lá nào rụng xuống cả. Tôi nhớ rằng, cách đây ít lâu, cây bàng trụi thùi lụi, cành đâm dọc đâm ngang, có bói cả ngày cũng không ra một cái lá nào. Vậy thì bấy nhiêu lá đã biến đi đâu?
Lạ xiết bao khi một lần tôi thoáng trông thấy một chiếc lá bàng vừa rời cành, chao xuống gốc. Tôi vội vàng chạy hết bốn mươi tư bậc thang xuống đến nơi, thì chẳng thấy chiếc lá nào trên mặt đường hết cả...
Sực nhớ tới câu chuyện "Quả táo vàng" mà tôi đã đọc trong sách, tôi ngờ rằng có lẽ phải dùng gậy vàng, giá bạc để chọc và hứng mới lấy được cái lá bàng ấy chăng? Hẳn khi lìa cành, lúc chạm phải mặt đất là chiếc lá biến ngay đi?
Tuy rất ham đọc truyện cổ tích, nhưng tôi chưa có thể tin ngay rằng chiếc lá bàng kia đã chui vào trong lòng đất.
Vậy thì cái lá ấy nó có rụng không?
Tôi đem chuyện đó hỏi bố tôi. Bố tôi là một thầy giáo, hẳn bố tôi biết rõ hơn tôi nhiều điều.
Nghe tôi kể xong, bố tôi hơi nhíu đôi lông mày, từ từ đứng dậy.
- Nào, con ra đây.
Hai bố con tôi cùng đứng ngoài hành lang, nhìn xuống đường phố. Cây bàng như ngủ yên dưới bầu trời thoang thoảng ánh trăng non...
- Lúc này là tám giờ, con ạ...
Tôi không hiểu bố tôi nói "tám giờ" để làm cái gì. Chỉ biết rằng, độ vài chục phút nữa là tôi đi ngủ. Hôm nay có thể vì câu chuyện cây bàng này mà tôi sẽ thức lâu hơn.
Bố tôi nói tiếp:
- Con có thể thức đến mười rưỡi được không?
- Được ạ.
Tôi chưa kịp nghĩ gì thêm thì bố tôi lại chậc lưỡi:
- Thôi, con cứ ngủ đi rồi bố gọi.
Thấy vậy, tôi càng lạ về chuyện tại sao bố tôi đã bảo tôi thức, rồi lại bảo tôi ngủ. Tôi định bụng cứ thức để chờ. Nhưng rồi, tôi buồn ngủ và định là... ngủ tạm thôi. Trong nhà, lúc này chỉ còn có một mình bố tôi ngồi chấm bài. Tôi đoán mãi không ra những điều bí mật gì đây mà bố tôi chưa cho tôi biết...
Thế rồi, tôi ngủ thật.
Tôi đã ngủ như thế nào, chỉ có hai hàng mi của tôi rõ mà thôi. Lúc bố gọi tôi dậy, thì trời vừa mưa xong. Mưa mùa hè, thường là hay đột ngột vậy.
Bố tôi bảo tôi mặc quần dài vào rồi đi xuống gác.
Trời đã khuya khuya, quãng gần mười một giờ rồi thì phải.
Xuống tới mặt đường, tôi đứng sững lại. Trước mặt tôi, những chiếc lá bàng nằm la liệt trên đường phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện. Thật là lạ, lá rơi nhiều thế này mà đến sáng mai, tuyệt không còn một cái! Xa xa... đâu tận cuối phố, tôi nghe thấy tiếng chổi tre khua loạt soạt. Từ nãy, bố tôi chỉ đứng yên. Tôi ngước nhìn, dò hỏi. Bố tôi nói khẽ:
- Con có nghe thấy gì không?
- Có ạ. Tiếng chổi tre.
- Đó, những chiếc lá sẽ đi theo cái chổi tre ấy đấy...
Cùng lúc, tôi nhìn thấy hai bác công nhân mặc áo khoác xanh, miệng đeo khẩu trang trắng, đang vừa đi vừa quét đường phố và cúi nhặt những chiếc lá rơi bỏ vào thùng rác có bánh xe...
Tôi vụt hiểu tất cả: vì sao cây bàng không rụng lá.
°°°
Sớm hôm sau, tôi đi học. Khi qua những cây bàng, tôi thấy đường phố vẫn sạch trơn.
Khác với mọi lần, buổi nay tới lớp, tôi bước chầm chậm để nhìn được kỹ những cây bàng. Cây bàng có rụng lá. Những cái lá ấy không chui vào trong lòng đất mà được các bác công nhân của thành phố quét sạch, mang đi. Thế ra, khi tôi ngủ rồi, vẫn có người làm việc. Nếu không, nếu không có người làm việc trong đêm, quét những cái lá rụng ấy đi, thì thành phố sẽ ngập lá bàng...
Từ trên cây, một chiếc lá nhẹ nhàng chao xuống. Chiếc lá vừa chạm đất, tôi vội nhặt ngay lên bỏ vào thùng rác. Tôi vụt nhớ ra cái lần tôi chạy hết bốn mươi tư bậc thang để đuổi theo chiếc lá mà không thấy.
Cầm chiếc lá trong tay, tôi hiểu rằng tôi không phải là đứa trẻ đầu tiên đã nhặt lá rơi cho sạch sẽ đường phố. Và, chắc chắn rằng, tôi cũng không phải là đứa cuối cùng.
Tôi không có chổi tre để quét đường phố. Nhưng tôi rất sẵn sàng làm công việc đó để quét hết những chiếc lá rơi cho thành phố của tôi đẹp đẽ. Và, còn để cho những đứa trẻ nào đấy, cũng bằng tuổi tôi, ngỡ rằng cây bàng không rụng lá...
(Phong Thu, in trong Cây bàng không rụng lá, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2014)
Mở bài
* Giới thiệu tác giả Phong Thu:
- Bút danh là Hồng Trang, Hồng Hương,…
- Đề tài suốt cuộc đời sáng tác ông chỉ chuyên viết cho thiếu nhi, bồi đắp tâm hồn biết bao thế hệ trẻ
- Tác giả được trao nhiều giải thưởng
* Giới thiệu tác phẩm:
Chủ đề truyện viết về tình cảm gia đình, tình yêu thương, tình bạn, sự hy sinh và lòng dũng cảm trong cuộc sống. Qua đó để lại nhiều bài học về nhân cách con người.
Thân bài
1. Tóm tắt các sự việc chính
- Tác phẩm viết về cuộc sống của một cậu bé lớn lên tại một ngôi làng nhỏ. Điều dặc biệt ở ngôi làng này là nơi có một cây bằng không bao giờ rụng lá.
- Cây bàng là minh chứng cho quá trình trưởng thành của cậu bé và những người bạn.
- Sau bao năm tháng, là biểu tượng cho sự bền bì, vững chắc,…
2. Phân tích theo các luận điểm
* Luận điểm 1. Sự yêu thương, giàu tình cảm giữa con người với nhau
+ Cây bàng không bao giờ rụng lá , luôn tươi xanh rộng tán mang bóng mát, che chở
+ Cậu bé trong truyện thường cùng bạn của mình chơi đùa, tâm sự và coi cây bàng như người bạn thân thiết của mình
+ Cậu bé dành tình cảm đặc biệt cho cây bàng, luôn chăm sóc và bảo vệ cây
+ Nhóm bạn của cậu bé thường xuyên chơi đùa chia se niềm vui nỗi buồn với nhau dưới tán cây bàng
=> Cây bàng trở thành người bạn thân thiết, cho thấy tình cảm, sự gắn bó đoàn kết
* Luận điểm 2. Sự hy sinh và lòng dũng cảm trong cuộc sống
+ Cây bàng không rụng lá, vẫn luôn giữ cho mình màu xanh tốt dù trải qua biết bao nhiêu năm chịu đựng biết bao trận mưa bão, nắng nóng, chứng kiến quá trình trưởng thành của bao bạn nhỏ. Là biểu tượng cho sự bền bỉ, sự hy sinh chịu đựng gắn bó với bao kỷ niệm, với những truyền thống tốt đẹp
=> Bàng vươn mình che chở cho chúng ta, vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên. Làm nổi bật sự hy sinh, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn để bảo về những điều đáng quý.
* Luận điểm 3. Sự kiên nhẫn bền bỉ
- Dù trải qua nhiều khó khăn, sự khắc nghiệt của thiên nhiên cây bàng vẫn ở đó vững chắc
* Nghệ thuật
+ Lối kể chuyện lôi cuốn, dễ hiểu, phù hợp với tâm lí các bạn nhỏ
Kết bài
Mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc, nhiều bài học sâu sắc về tình yêu thương, sự dũng cảm, bền bỉ, hy sinh.