logo

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản

Câu trả lời chính xác nhất: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản

- Thuận lợi: tỉ lệ dân số phụ thuộc ít, nhiều lao động có kinh nghiệm lâu năm.

- Khó khăn: 

+ Tỉ lệ người già nhiều, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn, gây sức ép lên các vấn đề y tế.

+ Nguy cơ suy giảm dân số.

Các bạn hãy cùng Top lời giải tìm hiểu rõ hơn về Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản nhé!


1. Điều kiện tự nhiên

– Nằm ở Đông Á, gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.

- Nằm ở Đông Á:

+ Bắc: giáp biển Ô- khốt

+ Nam và Đông: Thái Bình Dương.

+Tây: biển Nhật Bản.

– Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn với nhiều loại cá.

– Địa hình chủ yếu là núi, ít đồng bằng, sông ngòi ngắn, dốc; nhiều núi lửa, động đất.

– Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới.

– Nghèo khoáng sản.

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản

>>> Xem thêm: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý đối với phát triển kinh tế xã hội Nhật Bản


2. Kinh tế Nhật Bản

Nhật Bản là cường quốc thứ 2 của kinh tế thế giới.

 a. Trước 1973:

* Tình hình:

– Sau chiến tranh thế giới II, kinh tế suy sụp nghiêm trọng.

– 1952 khôi phục ngang mức trước chiến tranh.

– 1955-1973: phát triển tốc độ cao.

* Nguyên nhân:

– Hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.

– Tập trung vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

– Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công

b. Sau năm 1973:

* Tình hình

- Giai đoạn phát triển "thần kỳ" (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm). Năm 1968, vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ (tổng sản phẩm quôc dân là 183 tỷ USD).

- Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới cùng với Mỹ và Tây Âu.

Rất coi trọng giáo dục và khoa học- kỹ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế.

- Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn.

* Nguyên nhân

- Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu;

- Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước;

- Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao;

- Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm;

- Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp (không vượt quá 1% GDP), nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế;

- Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950-1953) và Việt Nam (1954-1975) để làm giàu,...


3. Dân cư Nhật Bản

– Đông dân, tốc độ tăng dân số hàng năm thấp và đang giảm dần, dân số ở độ tuổi 65 trở lên ngày càng tăng.

– Mật độ dân số trung bình cao, dân cư tập trung nhiều ở các đô thị ven biển.

– Người dân cần cù, có tinh thần trách nhiệm, ham học.

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản (ảnh 2)

4. Các nghành kinh tế

a. Công nghiệp.

– Đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

– Cơ cấu ngành:

+ Công nghiệp truyền thông: hóa dầu, sản xuất ô tô, luyện kim

+ Công nghiệp hiện đại: sản xuất điện tử, tin học, công nghệ cao.

– Phân bố: Các trung tâm tập trung chủ yếu ven biển-phía đông nam.

b. Dịch vụ.

– Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng chiếm 68% giá trị GDP.

– Giá trị thương mại đứng thứ 4 thế giới. Thị trường XNK: các nước phát triển và các nước đang phát triển.

– Ngành tài chính ngân hàng phát triển hàng đầu thế giới.

– Giao thông vận tải biển đứng thứ 3 thế giới.

c. Nông nghiệp.

– Là ngành chiếm vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 1% GDP.

– Cơ cấu:

+ Ngành trồng trọt:

* Cây lương thực: lúa gạo chiếm 50% diện tích đất canh tác.

* Cây công nghiệp: chè, thuốc lá, dâu tằm.

* Rau quả cận nhiệt, ôn đới.

+ Ngành chăn nuôi: tương đối phát triển.

+ Thủy sản:

* Đánh bắt cá: sản lượng đúng đầu thế giới, kĩ thuật đánh bắt hiện đại.

* Nuôi trồng được chú trọng.


5. Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản

Câu 1. Đảo có diện tích chiếm 61% tổng diện tích đất nước Nhật Bản là:

A. Xi-cô-cư.                                                      B. Kiu-xiu.

C. Hô-cai-đô.                                                   D. Hôn-su.

Đáp án D

Câu 2. Nhật Bản không phải là nước có:

A. Quặng đồng và than đá nhiều.

B. Địa hình chủ yếu là núi.

C. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.

D. Sông ngòi ngắn, dốc.

Đáp án A

Câu 3. Khó khăn chủ yếu nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là:

A. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh.

B. Trữ lượng các loại khoáng sản không đáng kể.

C. Nhiều núi lửa, động đất.

D. Nhiều đảo lớn, đảo nhỏ cách xa nhau.

Đáp án B

Câu 4. Điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của miền Bắc Nhật Bản?

A. Mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão.

B. Khí hậu ôn đới.

C. Mùa đông dài, lạnh và có tuyết.

D. Câu A và B đúng.

Đáp án A

Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với dân cư Nhật Bản?

A. Số dân thuộc vào loại đông so với nhiều nước.

B. Tốc độ gia tăng hàng năm giảm dần.

C. Tỉ lệ dân số dưới 40 – 64 tuổi ngày càng giảm.

D. Dân số đang diễn biến theo xu hướng già hoá.

Đáp án: C

--------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích cần thiết, chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 09/06/2022 - Cập nhật : 25/11/2022