logo

Phân tích nhân vật Chí Phèo


Mục lục nội dung

Phân tích nhân vật Chí Phèo

Phân tích nhân vật Chí Phèo | Văn mẫu 11 hay nhất

        Chí Phèo là một điển hình nghệ thuật trong dòng chảy văn học Việt Nam, thậm chí đã trở thành nguyên mẫu đi thẳng vào trong đời sống. Giống như AQ trong “AQ chính truyện”, sức sống của nhân vật Chí Phèo là bởi giá trị nghệ thuật vĩ đại về mặt hiện thực và tính nhân đạo mà nhà văn hiện thực chủ nghĩa nhân đạo Nam Cao đã gửi gắm.

       Trước hết, mở đầu câu chuyện, Chí Phèo xuất hiện với tiếng chửi đầy độc đáo, tiếng chửi như đã nói lột tả hết về thân phận, số phận của hắn. Tiếng chửi ấy, thực chất là cách đầy đau đớn và nghiệt ngã Chí giao tiếp với xã hội đã ruồng bỏ mình. Nhưng không ai đáp lại lời hắn, ngay cả là sự hai tiếp nhọc nhằn là tiếng chửi. Chính chi tiết mở đầu câu chuyện như thế, đã khiến ta nhận ra sự tồn tại của Chí như bị hất ra khỏi bên lề cuộc sống, tồn tại chính là giao tiếp với xã hội loài người, còn Chí đã bị người xung quanh mình ruồng bỏ. Chí đã đấm nát tay trước của cuộc đời, nhưng của đời vẫn đóng im lìm quá. Phải chăng, đó cũng chính là một trong những lý do khiến cho Chí tha hóa, rằng chính sự thờ ơ, vô cảm của người dân làng Vũ Đại đã thai nghén nên một thằng Chí rạch mặt ăn vạ để kiếm sống. 

        Do ghen tuông, mà Bá Kiến đẩy Chí vào tù, Trở về làng, Chí thay đổi hẳn cả từ nhân tính đến nhân hình. Đầu cạo trọc lốc, cái răng trắng hơn, mặt câng câng, sự tha hóa về nhân thân phần nào như sự báo trước cho việc bị tha hóa về nhân phẩm. Và quả đúng như vậy, dưới sự gọt đẽo của Bá Kiến, Chí trở thành công cụ để hắn mượn giao giết người, hắn đã phá tan bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu gia đình và hạnh phúc của họ. Hắn say, triền miên trong những cơn say dài bất tận tưởng như đã rửa trôi cả phần nhân tính còn sót lại trong tâm hồn của hắn.

       Nhưng Thị Nở xuất hiện, sự ân cần và tấm lòng yêu thương của Thị đã khiến Chí cảm động, rưng rưng, mắt “ươn ướt”. Đấy là những cảm xúc rất người, là biểu hiện của sự hồi sinh về nhân tính trong con quỷ dữ ấy. Chi tiết vàng đẩy mạch cao trào của truyện dẫn đến bước ngoặt trong sự thay đổi về mặt nhân tính của Chí, ấy là bát cháo hành. Báo cháo hành là biểu hiện của tình người, là bát cháo ấm áp, giản dị mà yêu thương đã nâng đỡ phần thiện lương còn lại trong người Chí. Qua chi tiết ấy, Nam Cao muốn nhấn mạnh rằng, chính tình người đã cứu rỗi tính người. Tính người quay về, Chí không thể sống như trước được nữa, những tưởng rằng Thị Nở sẽ bắc một cây cầu giúp Chí trở về bến bờ thiện lương, nhưng không, Thị một lần nữa nghe lời móc mỉa của một bà cô lạc hậu đã ruồng bỏ Chí. Chiếc cầu tình thương, niềm hi vọng, gửi gắm duy nhất đã mất. Chí đâu còn gì để bấu víu. 

       Lẽ tất yếu, hắn vác dao đến nhà Bá Kiến để tính xong món nợ này. Nếu Chị Dậu bán cho bán con thì vẫn còn được làm người, còn Chí Phèo đã bán cả nhân tính, nhân hình cho Bá Kiến và trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhát dao vung lên, đẫm máu, Chí đã chết trên ngưỡng cửa trở về làm người. Cái chết đau đớn, ám ảnh cả câu chuyện, cả một thời kì văn học hiện thực ấy như một niềm chua xót của Nam Cao nói về số phận người nông dân lúc bấy giờ. Cái đói miếng ăn đã biến họ tha hóa, để sống như một con người, họ phải trả giá đắt, thậm chí bằng chính sinh mạng của mình.

       Kết thúc câu chuyện lại là hình ảnh cái lò gạch cũ hiện ra, người dân vẫn không thôi bàn tán rằng “tre già măng mọc”, đó là cảm quan hiện thực sắc sảo của Nam Cao, từ đó nhà văn muốn nhắn nhủ rằng: Chừng nào những Bá Kiến vẫn còn tồn tại, thì hiện tượng Chí Phèo không thể biến mất, chừng nào người dân làng Vũ Đại vẫn còn sự lạc hậu, cổ hủ,và sự vô cảm thì cũng vô tình biến biết bao người thiện lương trở nên tha hóa, thú tính.

        Thông qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã đi sâu vào đời sống tâm hồn của nhân vật để phát hiện ra và khẳng định vẻ đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị rạch nát cả bộ mặt người, giết chết tâm hồn người. Đó chính là tấm lòng của một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021