logo

Phân tích đoạn trích "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn"

Được sáng tác năm 1982 nhưng đến hôm nay "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn" vẫn còn nguyên nét mới mẻ, hiện đại. Cùng Phân tích đoạn trích "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn" để thấy rõ được nét mới mẻ đó nhé!


Dàn ý Phân tích đoạn trích "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn"


a. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.

Dàn ý Phân tích đoạn trích "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn"

b. Thân bài

* Không gian, thời gian và hoàn cảnh sống cùng điều kiện sống thiếu nước: 

Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn

Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy

Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy

Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi

Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời...

- Không gian: đảo Sinh Tồn.

- Hoàn cảnh sống thiếu nước: Nhìn bóng đen phía xa nơi có những cơn mưa thẳm và ánh sáng của chớp mà thèm khát.

* Tâm trạng của người lính đợi chờ cơn mưa

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Mặt chúng tôi ngửa lên như đất

Những màu mây sẽ thôi không héo quắt

Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên

Đảo xa khơi sẽ hóa đất liền

Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ

Rồi kháo nhau

Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt

- Kháo khát cơn mưa thể hiện qua hành động:

+ Ước được thấy mưa rơi.

+ Sẽ ngửa mặt lên khi có mưa.

+ Sẽ thấy màu mây tươi sáng.

+ Sẽ không phải cạo đầu vì không có nước ngọt gội.

* Tình yêu đối với đảo Sinh Tồn:

Ôi hòn đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu

Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo

Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão

Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, trong đập nhịp tim người

Như đá vững bền, như đá tốt tươi...

- Kêu tên hòn đảo thân yêu một cách tha thiết.

- Dù không có mưa vẫn luôn yêu hòn đảo.

- Nuôi dưỡng niềm tin về hy vọng về tương lai tươi sáng hơn.


c. Kết bài

- Khẳng định lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.


Phân tích đoạn trích "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn"

      Trần Đăng Khoa không chỉ biết đến với tư cách là một nhà thơ mà ông còn là một người lính biển, là chiến sĩ cầm súng ngoài Trường Sa. Chắc vì đã cùng đồng hành cùng biển khơi cùng những người đồng đội của mình trong khoảng thời gian dài nên ông từng đưa ra nhận xét: “Không có hình ảnh nào lãng mạn như hình ảnh người lính hải quân trước sóng gió. Nhưng cũng không có hình ảnh nào dữ dội như sự hi sinh của người lính trên biển ”. Vì tình cảm giành cho biển khơi và những người lính nên "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn" đã ra đời. 

Phân tích đoạn trích "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn"

Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn

Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy

Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy

Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi

Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời...

 

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Mặt chúng tôi ngửa lên như đất

Những màu mây sẽ thôi không héo quắt

Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên

Đảo xa khơi sẽ hóa đất liền

Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ

Rồi kháo nhau

Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt

[…]

Ôi hòn đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu

Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo

Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão

Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, trong đập nhịp tim người

Như đá vững bền, như đá tốt tươi...

      Đoạn trích trên đã cho ta thấy được phần nào hoàn cảnh sống và sự khát khao một cơn mưa cùng niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng của các chiến sĩ nơi đảo xa.

Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn

Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy

Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy

Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi

Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời...

      Đảo Sinh Tồn là một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa, cách đất liền 320 hải lí. Với chiều dài và chiều rộng lần lượt là 400m và 140m. Bài thơ với khát vong về những cơn mưa và điều kiện sống thiếu nước mặc dù hòn Đảo nằm ở giữa đại dương là do đảo Sinh Tồn có thời tiết nắng nóng và có hai mùa gió chính là gió đông bắc và tây nam. Không những thế, đất ở đảo lại chủ yếu là cát và san hô nên việc đào giếng để lấy nước ngầm dù là nước lợ cũng hết sức khó khăn. 

      Dù ở cùng một vùng trời, có khi là chỉ cách vài cây số nhưng nơi có mưa, nơi lại không có. Ánh mắt nhìn đăm đăm về phía chân trời xa, nhìn về nơi có những đám mây đen sẫm như gốc cây khô cháy, nhìn về phía xa thăm thẳm nơi cơn mưa đang kéo đến. Nhìn về xa nơi có ánh chớp lấp loáng. Những ánh nhìn đăm đăm mà khao khát cơn mưa kéo đến.

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Mặt chúng tôi ngửa lên như đất

Những màu mây sẽ thôi không héo quắt

Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên

Đảo xa khơi sẽ hóa đất liền

Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ

Rồi kháo nhau

Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt

      Nỗi khao khát một cơn mưa đã được thể hiện rõ ở câu thơ “Ôi ước gì được thấy mưa rơi”. Khi có cơn mưa, những người lính chắc chắn sẽ ngửa mặt lên trời, hứng trọn những giọt mưa quý giá mà đã mong ngóng bấy lâu. Cơn mưa đến sẽ hồi sinh mọi thứ. Mưa đến làm những đám mây đã héo úa lâu nay tươi tắn hẳn. Mưa đến sẽ khiến những rặng đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên, khiến đảo xa khơi hóa đất liền. Hình ảnh người lính “cạo đầu” đã không còn xa lạ gì vì nó đã từng xuất hiện trong nhiều bài thơ. Những người lính xưa sẽ cạo đầu vì để tiết kiệm thời gian gội đầu đồng thời tiết kiệm nước. Và do ngày xưa điều kiện sống còn khó khăn nên gây ra nhiều loại bệnh như ghẻ lở, nấm đầu,…Vì thế mà những người chiến sĩ xưa thường phải cạo đầu hoặc cắt tóc ngắn. Không thể gội đầu bằng nước biển mà việc thiếu nước ngọt là điều hiển nhiên nên việc chờ đợi một cơn mưa là điều mà các chiến sĩ biển luôn mong mỏi. Chỉ cần có cơn mưa xuất hiện là họ sẽ mở một bữa tiệc nước ngọt và không cạo đầu, để tóc mọc lên như lúa.

Ôi hòn đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu

Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo

Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão

Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, trong đập nhịp tim người

Như đá vững bền, như đá tốt tươi...

     Tuy những mong mỏi có trở nên vô dụng thì tình yêu của họ đối với hòn đảo này vẫn luôn còn mãi trong tim. “Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão” thì chúng tôi - những người con của đất Việt vẫn sẽ sinh tồn được, vẫn sẽ luôn cầm chắc tay súng để bảo vệ chủ quyền và độc lập đất nước.

      Bài thơ với những nét tả thực cùng từ ngữ giản dị, giàu tính biểu cảm đã làm nên thành công cho bài thơ. Nhờ có những bài thơ như này, chúng ta mới biết được sự vất vả, hy sinh và khó khăn của những con người vẫn đã và đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cùng các bạn Phân tích đoạn trích "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn". Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể có được thêm nhiều kiến thức cho mình và học tập tốt nhé!

icon-date
Xuất bản : 20/02/2023 - Cập nhật : 20/02/2023