Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Hoàng Thị Dung
Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm
Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên:
Hoàng Thị Dung
Giáo viên Ngữ Văn với 3 năm kinh nghiệm
“Mưa xuân trên biển” là bài thơ hay của Huy Cận tả cảnh làng chài những ngày xuân đến. Dưới đây tôi sẽ chia sẻ bài Phân tích cấu tứ và hình ảnh bài thơ Mưa xuân trên biển, giúp các em hiểu rõ hơn về thi phẩm.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Mưa xuân trên biển).
2. Thân bài
2.1 Khái quát bài thơ
- Hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ:
+ Bài thơ được sáng tác ở Hồng Gai vào tháng 2/1959, thể hiện phong cách thơ Huy Cận sau Cách mạng.
+Bài thơ là khúc ca mùa xuân về biển trời quê hương, về khát vọng đổi thay và hi vọng.
+ Nhà thơ Huy Cận đã thể hiện những cảm xúc vui tươi và yêu đời, yêu cuộc sống trong hình ảnh thơ rất đẹp.
2.2 Khái quát về cấu tứ và hình ảnh thơ
*Cấu tứ
- Cấu tứ là linh hồn của tác phẩm, cung cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
- Cấu tứ là mô hình nghệ thuật của tác phẩm, là quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nó.
- Xét như một thành quả sáng tạo, là sự cắt nghĩa, lí giải khái quát hiện tượng đời sống bằng một hình tượng tổng quát có sức chi phối toàn bộ cảm thụ, suy tưởng và miêu tả nghệ thuật trong tác phẩm.
- Để xác định cấu tứ trong bài thơ, chúng ta có thể dựa vào nhan đề, kết cấu và ngôn từ của tác phẩm.
*Hình ảnh thơ: những hình ảnh được tác giả gửi gắm vào tác phẩm từ đó bộc lộ những suy tư cảm xúc sâu lắng, chân thực nhất giúp người đọc dễ dàng cảm nhận, thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
2.3 Cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ “Mưa xuân trên biển”
- Cấu tứ của bài được xuyên suốt từ nhan đề tác phẩm: Cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khung cảnh con người và thiên nhiên trong mưa xuân.
+ Xúc động trước cảnh phiên chợ với những chiếc thuyền cá tôm chắc đầy và cảnh sắm tết của người dân.
+ Cảm thấy bình yên trước khung cảnh tấp nập của bến cảng.
+ Lạc quan, hi vọng vào tương lai tươi sáng: khổ thơ thứ ba
- Hình ảnh: hình ảnh xuyên suốt bài thơ “con thuyền”:
+ Mang ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của cuộc sống, vừa tái hiện lại cuộc sống của những người cư dân.
2.4 Đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
*Nội dung:
- Bài thơ đã tái hiện một cách chân thực và sinh động cảnh sinh hoạt náo nức, sum vầy, đủ đầy của người dân làng chài mỗi độ xuân về.
- Thể hiện sự lạc quan, yêu đời của tác giả.
*Nghệ thuật:
- Giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Hình ảnh thơ trong sáng, gần gũi, giản dị.
- Sự dụng các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, đảo ngữ, …
3. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề nghị luận.
- Khẳng định giá trị của bài thơ và tài năng của tác giả.
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Mưa xuân trên biển).
II. Thân bài
1. Nêu khái niệm cấu tứ: Cấu tứ là linh hồn, là cốt lõi chính của tác phẩm => Nhờ vào cấu tứ mà người đọc có một thế đứng, thế nhìn bao quát để cảm nhận toàn bộ tác phẩm.
2. Hình ảnh: là những hình ảnh đẹp, gần gũi được tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm từ đó bộc lộ những suy tư cảm xúc một cách sâu sắc giúp người đọc dễ dàng cảm nhận.
3. Phân tích cấu tứ
- Cấu tứ của bài được xuyến suốt từ nhan đề tác phẩm (Mưa xuân trên biển): vẻ đẹp ấm áp của biển cả trong những ngày xuân đến, là niềm vui của tất cả mọi người.
- Bài thơ còn được cấu tứ từ hình ảnh con thuyền- hình ảnh trung tâm xuyên suốt bài thơ. Con thuyền là một nét chấm phá đặc sắc của nhà thơ vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của cuộc sống, vừa tái hiện lại cuộc sống của những người cư dân.
- Cấu tứ nhờ mối quan hệ giữa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh,… tạo nên âm điệu nhịp nhàng vui tươi.
4. Phân tích hình ảnh
- Hình ảnh: con thuyền mang nhiều ý nghĩa sâu sắc thể hiện nhịp sống êm ấm, hạnh phúc.
- “Cây buồm”: sự sinh sôi nảy nở, cách nói đầy thú vị. Con thuyền đã mang hạnh phúc đến muôn nhà.
- “Biển bằng”: ẩn dụ để ca ngợi cuộc sống ấm no bình yên.
- “Bát cơm chan nước mắt”- “Gạo trắng thơm ngày xuân”: cuộc sống khổ cực của những người dân chài xưa kia, ngày xuân mang đến những điều tốt đẹp cho mọi nhà.
=> Hình ảnh đậm chất lãng mạn, gần gũi với người dân chài, với quê hương tạo lên những vòng cuốn riêng trong tâm tư, tình cảm của đọc giả.
II. Kết bài
- Tác dụng của cấu tứ và hình ảnh
- Tình cảm của nhà thơ
Huy Cận là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại và cũng là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới. Huy Cận là một người yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lý. Đọc thơ Huy Cận, người đọc có thể cảm nhận được sự khác biệt trong thơ trước Cách mạng và sau Cách mạng của ông. Nếu như trước Cách mạng, thơ của Huy Cận mang nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế thì những bài thơ được sáng tác sau Cách mạng của ông lại thể hiện sự vui tươi, lạc quan trước cuộc đời. Bài thơ Mưa xuân trên biển là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận sau Cách mạng. Được sáng tác vào năm 1959 ở Hồng Gai, với cấu tứ và hình ảnh thơ độc đáo, bài thơ đã tái hiện một cách chân thực và sinh động cảnh sinh hoạt náo nức, xum vầy, đủ đầy của người dân làng chài mỗi độ xuân về.
Mưa xuân trên biển, thuyền yên chỗ,
Tôm cá chắc đầy phiên chợ mai,
Sắm tết, thuyền về dăm khóm đỗ;
Đảo xa thâm thẩm vệt mưa dài.
Thuyền đậu thuyền đi hạ kín mui,
Lưa thưa mưa biển ấm chân trời
Chiếc tàu chở đá về bến Cảng
Khói lẩn màu mây tưởng đảo khơi.
Em bé thuyền ai ra giỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cỏ cây buồm.
Biển bằng không có dòng xuôi ngược
Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.
Bài thơ được tác giả sáng tác ở Hồng Gai vào tháng 2/1959, thể hiện phong cách thơ Huy Cận sau Cách mạng. Những hình ảnh trong bài thơ cất lên như câu hát vui tươi về sức sống dạt dào, tràn căng nhựa sống. Bài thơ là khúc ca mùa xuân về biển trời quê hương, về khát vọng đổi thay và hi vọng. Nhà thơ Huy Cận đã thể hiện những cảm xúc vui tươi và yêu đời, yêu cuộc sống trong hình ảnh thơ rất đẹp.
Nói về cấu tứ của một bài thơ trữ tình ta có thể hiểu rằng cấu tứ là linh hồn của tác phẩm, cung cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Cấu tứ là mô hình nghệ thuật của tác phẩm, là quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nó. Xét như một thành quả sáng tạo, là sự cắt nghĩa, lí giải khái quát hiện tượng đời sống bằng một hình tượng tổng quát có sức chi phối toàn bộ cảm thụ, suy tưởng và miêu tả nghệ thuật trong tác phẩm. Để hiểu được cấu tứ của bài thơ chúng ta có thể phân tích các yếu tố như nhan đề, cấu trúc, ngôn từ và hình ảnh được thể hiện trong tác phẩm. Hình ảnh là những hình ảnh đẹp gần gũi được tác giả gửi gắm vào tác phẩm từ đó bộc lộ những suy tư cảm xúc sâu lắng, chân thực nhất giúp người đọc dễ dàng cảm nhận, thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Bài thơ là cảm xúc của một con người trước sức sống căng tràn, tươi mới của mọi vật vào buổi sớm mai của mùa xuân. Vì vậy cấu tứ của bài thơ cũng đi theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình. Cấu tứ đã được gợi lên từ ngay nhan đề bài thơ. “Mưa xuân trên biển” gợi lên sự ấm áp, thanh bình. Mùa xuân mang về hơi ấm, mang về những cuộc sum họp gia đình. Nhan đề bài thơ đã gợi lên cảm giác về sức sống tươi mới của biển và của những người dân chài. Bài thơ mở đầu với hình phiên chợ mai với chiếc thuyền “tôm cá chắc đầy”, khung cảnh thuyền sắm tết, sum vầy của người dân sau một năm lao động vất vả. Mùa xuân mang đến cho người miền biển, quanh năm suốt tháng lênh đênh trên biển khơi có những ngày nghỉ ngơi, những ngày được ở bên cạnh gia đình và nhìn lại những thành quả của một năm đã qua. Không gian thơ mộng với khung cảnh những hòn thấp thoáng ẩn hiện trong mưa xuân hòa cùng không khí náo nhiệt, tươi vui của cảnh họp chợ, sắm tết thật khiến người đọc xúc động.
Ở khổ thơ thứ hai vẫn là hình ảnh những chiếc thuyền về thuyền đi trên bến cảng. Mưa xuân vẫn phủ lên những cánh buồm đem theo hơi ấm của mùa xuân và cũng là của biển cả. Vẫn không khí vui tươi, nhộn nhịp của những người dân trên biển. Những chiếc thuyền chở đầy đá lẩn khuất trong màn sương giống như những đám mây khiến nhân vật trữ tình cảm tưởng như những hòn đảo ngoài khơi trôi về nơi đây. Cảm xúc lạc quan, phấn khởi của nhân vật trữ tình được đẩy lên cao trào ở khổ thơ cuối bài.
Em bé thuyền ai ra giỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cỏ cây buồm.
Biển bằng không có dòng xuôi ngược
Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.
Mỗi câu thơ đều cho thấy cách nhìn vạn vật với con mắt tràn đầy niềm vui, niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng và đủ đầy, ấm no. Đó là hình ảnh những em nhỏ hồn nhiên trong sáng được vui vẻ. Mưa xuân mang không chỉ làm cho cây cỏ hồi sinh mà đối với người dân miền biển đó giống như một khởi đầu mới, một khởi đầu với mong ước mọi chuyến ra khơi được “thuận buồm xuôi gió” và sẽ luôn được ấm no, dù những ngày mưa vẫn được bao bọc trong hơi ấm của những hạt gạo trắng dẻo thơm ngon.
Nói đến hình ảnh được sử dụng trong bài thơ, hình ảnh những chiếc thuyền là những hình ảnh xuyên suốt trong bài thơ. Mỗi con thuyền mang một mảnh đời, một hoàn cảnh khác nhau. Con thuyền là nét chấm phá đặc sắc của nhà thơ, nó vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của cuộc sống vừa tái hiện lại cuộc sống của những người cư dân. Hình ảnh “con thuyền”, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc thể hiện nhịp sống ngư dân làng biển. Con thuyền là công cụ lao động chính của những người cư dân, nơi họ gửi gắm bao khát vọng về cuộc sống, về một tương lai tốt đẹp. Hình ảnh này không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của sự lao động mà còn mang nghĩa ẩn dụ về một cuộc sống no đủ, một tương lai tốt đẹp.
Thông qua cấu tứ người đọc có thể dễ dàng cảm nhận, hòa nhịp cùng cung bậc cảm xúc vui tươi những ngày xuân mới. Huy Cận đã đặt hết tâm tư tình cảm của mình vào, mang đến những lời thơ chân thực nhất chạm đến tìm người đọc. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ,… để tạo nên nét đặc biệt cho tác phẩm. Bài thơ với giọng điệu nhẹ nhàng, những hình ảnh gần gũi và tươi sáng tái thể hiện một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, ấm no của người dân miền biển. Bài thơ cũng tiêu biểu cho cách cảm nhận cuộc sống của Huy Cận sau năm 1945 khi nhà thơ đã tìm được lý tưởng sống của mình, dùng ngòi bút của mình để hòa nhập với cuộc sống, để làm đẹp cho cuộc sống.
“Mưa xuân trên biển” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận sau Cách mạng, ở đó người đọc sẽ không còn thấy một Huy Cận cô đơn, mông lung và mang nỗi sầu nhân thế nữa mà thay vào đó là thứ văn phong tươi sáng và yêu đời. Huy Cận đã sử dụng cấu tứ và hình ảnh đặc biệt, độc đáo mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc nhất về sự đổi mới khi xuân về, về cuộc sống ấm no của người ngư dân. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương, yêu đất nước cùng những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên.
Huy Cận là nhà thơ lớn của phong trào thơ mới. Mỗi bài thơ của ông đều mang một phong cách riêng biệt. Nếu như trước cách mạng hồn thơ Huy Cận mang một nét sầu não, buồn thương thì sau cách mạng tháng tám thơ ông lại mang đến sự tươi mới, niềm vui của cuộc sống con người. Tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước sâu đậm thông qua các tác phẩm của mình. Bài thơ “mưa xuân trên biển” được tác giả viết vào năm 1958, là thời kỳ rất đẹp trên miền Bắc nước ta. Tác phẩm tả cảnh những người ngư dân làng chài trong ngày xuân mới, đặc biệt qua bài thơ người đọc không khỏi ấn tượng trước cấu tứ thơ và hình ảnh đặc biệt trong bài.
Huy Cận là một nhà thơ tài năng với cái tôi vô cùng riêng biệt, không bị lẫn trộn với các nhà thơ cùng thời. khi nói về cấu tứ ta có thể hiểu rằng cấu tứ là linh hồn, là cốt lõi chính của tác phẩm. Nhờ vào đó người đọc có một thế đứng, thế nhìn mới một vị trí để quan sát bao quát tác phẩm. Hình ảnh là những hình ảnh đẹp gần gũi được tác giả gửi gắm vào tác phẩm từ đó bộc lộ những suy tư cảm xúc sâu lắng, chân thực nhất giúp người đọc dễ dàng cảm nhận, thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Trong bài “mưa xuân trên biển” Huy Cận đã cấu tứ bài thơ ngay từ nhan đề tác phẩm “mưa xuân trên biển” là vẻ đẹp ấm áp của biển cả trong những ngày xuân đến, mang đến niềm vui cho những người dân chài, hòa cùng nhịp vui chung của cả nước. Mùa xuân là mùa bắt đầu một năm mới, mùa của hạnh phúc ấm no. Trong bài hình ảnh “con thuyền” là hình ảnh trung tâm xuyên suốt bài thơ. Mỗi con thuyền mang một mảnh đời, một hoàn cảnh khác nhau. Con thuyền là nét chấm phá đặc sắc của nhà thơ, nó vừa mang ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của cuộc sống vừa tái hiện lại cuộc sống của những người cư dân. Thông qua cấu tứ người đọc có thể dễ dàng cảm nhận, hòa nhịp cùng cung bậc cảm xúc vui tươi những ngày xuân mới. Huy Cận đã đặt hết tâm tư tình cảm của mình vào, mang đến những lời thơ chân thực nhất chạm đến tìm người đọc. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ,… để tạo nên nét đặc biệt cho tác phẩm.
Một tác phẩm hay mang đến những cảm nhận sâu sắc nhất cho người đọc thì không thể thiếu sự đóng góp của những hình ảnh đẹp. Hình ảnh trong bài mưa xuân trên biển vô cùng giản dị, mộc mạc gắn liền với đời sống của những người cư dân chài. Tiêu biểu nhất là hình ảnh “con thuyền”, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc thể hiện nhịp sống ngư dân làng biển. Con thuyền là công cụ lao động chính của những người cư dân, nơi họ gửi gắm bao khát vọng về cuộc sống, về một tương lai tốt đẹp. Hình ảnh này không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của sự lao động mà còn mang nghĩa ẩn dụ về một cuộc sống no đủ, một tương lai tốt đẹp.
Hay hình ảnh con thuyền được Huy Cận nâng lên thành “cây buồm” ẩn dụ cho sự phát triển, một mùa xuân mới đầy thú vị. con thuyền mang hạnh phúc đến muôn nhà, lan tảo hạnh phúc đến tát cả mọi người. “Biển bằng” là hình ảnh ẩn dụ để ca ngợi thiên nhiên cũng hòa mình, êm dịu mang đến cho người ngư dân dời sống bình yên. “Bát cơm chan nước mắt”, “gạo trắng thơm” tái hiện lại cuộc sống khổ cực của những người dân chài xưa kia để làm ra được những hạt gạo trắng thơm, mang đến một mùa xuân tươi đẹp.
“Mưa xuân trên biển” là một bài thứ hay về đề tài thiên nhiên. Huy Cận đã sử dụng cấu tứ và hình ảnh đặc biệt, độc đáo mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc nhất về sự đổi mới khi xuân về, về cuộc sống ấm no của người ngư dân. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương, yêu đất nước cùng những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên.