logo

Phân tích bài thơ Khi trang sách mở ra của Nguyệt Nhật Ánh

icon_facebook

Bài thơ Khi trang sách mở ra của Nguyệt Nhật Ánh là một trong những bài thơ mang đến nhiều cảm xúc cho người đọc. Với giọng thơ gần gũi bài thơ đưa chúng ta vào một thế giới đầy phép màu và kỳ diệu.

Đề bài: Phân tích bài thơ Khi trang sách mở ra của Nguyệt Nhật Ánh


Phân tích bài thơ Khi trang sách mở ra của Nguyệt Nhật Ánh

             Nếu cánh cửa thần kỳ của Doraemon có thật thì hẳn đó là những trang sách. Bởi sách như một cánh cửa mở ra thế giới tưởng chừng vô tận, chúng ta như được đưa vào một thế giới đầy phép màu và kỳ diệu. Đó là khoảnh khắc của sự khám phá, của trí tưởng tượng bay bổng và những cảm xúc dâng trào. Là một người yêu sách và cũng là một nhà kiến “sách” tài hoa, Nguyễn Nhật Ánh đã dành cả tấm lòng và trí óc để viết nên bài thơ "Khi Trang Sách Mở Ra".

Khi trang sách mở ra
Khoảng trời xa xích lại
Bắt đầu là cỏ dại
Thứ đến là cánh chim
Sau nữa là trẻ con
Cuối cùng là người lớn

             Mở đầu bài thơ cũng là tên của bài “Khi trang sách mở ra”, một hành động tưởng chừng như giản đơn nhưng lại thành công cuốn hút trí tò mò và óc tưởng tượng của người đọc. Để rồi người đọc ngỡ ngàng nhận ra bên trong trang sách ấy là cả một hành trình. Từng giai đoạn của cuộc sống được tái hiện qua những hình ảnh sống động và sâu sắc.

             Bắt đầu từ "khoảng trời xa" đại diện cho sự bao la, vô tận của thế giới xung quanh nhưng cũng đầy rẫy sự bí ẩn và hấp dẫn. Động từ “xích lại” mang lại cho ta cảm giác gần gũi hơn, phải chăng chính nhờ “trang sách” - cánh cửa thần kỳ có thể vượt không gian, thời gian, trợ thủ đắc lực để ta khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Chính nó đã giúp ta từ bầu trời xa kia quay lại mặt đất để tìm thấy nơi “ bắt đầu là cỏ dại", biểu tượng cho sự sống đơn sơ, mộc mạc nhưng đầy sức sống. “Thứ đến là cánh chim” mang ý nghĩa của sự tự do và khát vọng bay cao, bay xa. “Sau nữa là trẻ con” thể hiện sự trong trắng, ngây thơ và khả năng học hỏi không giới hạn của sức trẻ. Và mỗi đứa trẻ ấy cũng phải lớn lên, câu thơ “Cuối cùng là người lớn” như một cột mốc đánh dấu sự chín chắn, trách nhiệm và sự hoàn thiện của một nhân cách. Như vậy đoạn thơ gợi lên hình ảnh của một hành trình từ sự sinh sôi của thiên nhiên đến sự phát triển của con người, từ những điều giản dị nhất đến những trải nghiệm phức tạp của cuộc sống. Chỉ vẻn vẹn sáu câu thơ nhưng Nguyễn Nhật Ánh đã thành công ghi dấu ấn vào lòng người về suy ngẫm về cuộc đời: mỗi bước đi là một bài học, mỗi trang sách mở ra là một cánh cửa mới đến với tri thức và hiểu biết. Đây là một sự ca ngợi về sức mạnh của giáo dục và văn hóa, nơi mỗi cá nhân đều có cơ hội để phát triển và đóng góp vào xã hội.

             Đoạn thơ tiếp theo của bài thơ “ Khi trang sách mở ra” là một sự bức tranh sinh động về thế giới mà sách mang lại cho người đọc. Mỗi hình ảnh được nhà thơ chọn lựa đều mang một ý nghĩa sâu sắc và gợi cảm

Trong trang sách có biển
Em thấy những cánh buồm

             Biển ở đây là biển nước bình thường hay tác giả ngụ ý là biển tri thức, rộng lớn và bất tận. Câu thơ đề cập đến biển mênh mông nhưng không phải để sợ hãi, choáng ngợp mà để mở đường cho sự khám phá, cho những chuyến đi tìm kiếm tri thức và sự thật - “những cánh buồm”. Nó cũng thể hiện sự can đảm để ra khơi, để đối mặt với những sóng gió của cuộc sống và không ngừng mở rộng tầm nhìn.

Trong trang sách có rừng
Với bao nhiêu là gió

             Ở hai câu thơ tiếp theo, Nguyễn Nhật Ánh tinh tế sử dụng 2 hình ảnh là rừng và gió, hai hình ảnh tượng trưng cho sự sống động, sự đa dạng và phong phú của thế giới tự nhiên. Gió còn là hình ảnh của sự thay đổi, của những điều mới mẻ và tươi mát mà sách mang lại cho tâm hồn người đọc.

             Rõ ràng, đoạn thơ thứ hai không chỉ là một lời ca ngợi về sức mạnh của sách và tri thức mà còn là một thông điệp về sự liên kết giữa con người và thiên nhiên, giữa tâm hồn và thế giới bên ngoài. Nó lời tuyên thệ rằng sách không chỉ là nguồn tri thức mà còn là cầu nối giúp chúng ta hiểu biết và cảm nhận thế giới xung quanh mình một cách sâu sắc hơn.

Trang sách còn có lửa
Mà giấy chẳng cháy đâu
Trang sách có ao sâu
Mà giấy không hề ướt

             Khổ thơ trên là một ví dụ điển hình về sự sáng tạo nghệ thuật trong văn chương, nơi Nguyễn Nhật Nhật Ánh sử dụng  ngôn từ không chỉ để truyền đạt thông tin mà còn là cây bút kỳ tài chấm phá nên những hình ảnh, cảm xúc và trải nghiệm ngay trên trang giấy.

             Hình ảnh “lửa” độc đáo trong trang sách không được hiểu theo nghĩa đơn thuần là lửa thật mà là lửa của tri thức, của đam mê và sự khám phá. Đó là ngọn lửa tinh thần, không thể làm cháy giấy nhưng ngày nào lòng người còn bập bùm sự cháy ấy thì niềm đam mê học hỏi không bao giờ bị dập tắt.

             Nếu câu thơ trước là lửa thì hai câu thơ sau của đoạn là hình ảnh “Ao sâu”. Tuy là hai yếu tố đối nghịch nhau nhưng thi sĩ đã đáo để sử dụng chúng như hai yếu tố bổ trợ làm bừng sáng ý nghĩa của những trang sách. “Ao sâu” -  biểu tượng cho sự sâu sắc của kiến thức và tầng lớp ý nghĩa mà sách mang lại. Nó không làm ướt giấy nhưng chính nó  lại có thể làm ướt tâm hồn trong những cảm xúc, làm cho trí óc của chúng ta trở nên phong phú và đa dạng hơn. Nghệ thuật chuyển đổi từ hình ảnh vật lý sang hình ảnh tượng trưng, từ sự cụ thể sang trừu tượng, từ thế giới bên ngoài vào thế giới nội tâm. Đoạn thơ này không chỉ làm nổi bật sức mạnh của trí tưởng tượng mà còn thể hiện sự diệu kỳ của sách -tưởng chừng như những trang giấy vô tri, vô giác, nhưng khi bước vào “ Khi trang sách mở ra”người đọc có thể cảm nhận được cả một thế giới sống động và đầy màu sắc.

Trang sách không nói được
Sao em nghe điều gì
Dạt dào như sóng vỗ
Một chân trời đang đi.

             Dòng thơ này mô tả một trạng thái không gian, một sự im lặng của trang sách, nhưng đồng thời cũng làm nổi lên sức mạnh của trí tưởng tượng và cảm xúc của người đọc. Trang sách một vật thể không thể cất lên tiếng nói giao tiếp nhưng nó lại có thể gợi lên những “điều gì”, làm “em nghe” nhiều điều thầm kín trong tận tâm hồn, từ những suy tư sâu xa đến những cảm xúc sâu lắng nhất.

             Kết thúc bài thơ là hình ảnh của sóng vỗ mạnh mẽ và không ngừng. Tính từ “dạt dào” làm tôn lên sự sôi động và sức sống của trang sách. Mỗi trang sách như một đợt sóng đang dâng lên, mang theo những câu chuyện, những cảm xúc và những trải nghiệm mới. Tất cả đã kết hợp nhịp nhàng với hình ảnh của cuối bài "một chân trời đang đi", một bức tranh tuyệt đẹp với một không gian mở, một sự lan tỏa và mở rộng của tri thức và trí tưởng tượng. Nghệ thuật sử dụng hình ảnh sống động và ngòi bút thấm đượm cảm xúc sâu sắc tác giả thành công lột tả và truyền tải thành công đến người đọc về sức mạnh của trang sách trong việc gợi lên những suy tư và cảm xúc.

             Sách không chỉ là nguồn tri thức khô khan mà còn là nguồn cảm hứng, là nơi chúng ta có thể tìm thấy sự an ủi, niềm vui và sự sáng tạo. Sách là nơi chúng ta có thể trải nghiệm cảm xúc mà không cần phải đối mặt với hậu quả thực tế, nơi chúng ta có thể mơ mộng và bay bổng mà không bị ràng buộc bởi giới hạn của thực tại. Mỗi trang sách là một thế giới, mỗi dòng chữ là một hành trình. “Khi trang sách mở ra” của Nguyệt Nhật Ánh không chỉ là những vần thơ, mà còn là cánh cửa mở ra vô vàn khám phá và cảm xúc. Bài thơ này, với sự tinh tế và giàu hình ảnh, đã gợi mở một không gian đầy màu sắc, nơi trí tưởng tượng được bay bổng và tâm hồn được rộng mở.

icon-date
Xuất bản : 30/04/2024 - Cập nhật : 30/04/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads