logo

Phân tích bài Ông một (ngắn gọn)

Với mong muốn hỗ trợ tốt nhất việc học tập của các bạn học sinh, giúp các bạn thêm nhiều tài liệu tham khảo, nắm vững hơn được các kiến thức trọng tâm trong bài Ông một. Dưới đây, Toploigiai xin gửi tới bạn đọc hướng dẫn Phân tích bài Ông một (ngắn gọn) được chúng tôi biên soạn cụ thể, chi tiết trong bài viết ngay sau đây. 


Dàn ý phân tích bài Ông một

Mở bài:

- Trong khoảng thời gian ở trong quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại cho nhà văn Vũ Hùng nhiều cảm hưng sáng tác về thiên nhiên, đất nước

- Trong đó có lẽ để lại ấn tượng nhất là đoạn trích “Ông Một”.

Thân bài:

- Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường vượt Trường Sơn - tình cờ gặp một con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một)

- Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe về câu chuyện con voi và người quản tượng

- Đối với người quản tượng con voi như một người chiến hữu, như một người thân trong gia đình của ông

- Người quản tượng hiểu cho nỗi lòng nhớ rừng của voi nên ông đã để voi trở về với rừng già. cứ đến mùa thu thì voi lại quay về nhà cũ và thăm người quản tượng

- Cứ như vậy suốt mười năm thì người quản tượng mất, khi voi về không thấy chủ cũ đâu nó đã về nhà cũ quỳ xuống, rống gọi và rên rỉ mãi

- Tình cảm giữa voi và người quản tượng đã trở thành tình cảm ruột thịt. Họ đối xử với nhau bằng sự chân thành, tình yêu thương và sự thấu hiểu

Kết bài

- Qua đoạn trích “Ông Một”, em thấy được hành vi và thái độ của con người sẽ có tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên

- Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện và xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với tự nhiên.

Phân tích bài Ông một (ngắn gọn)

Phân tích bài Ông một (ngắn gọn)

      Nhà văn Vũ Hùng từng là cựu học sinh tại trường Chu Văn An, năm 1950 ông nhập ngũ. Trong khoảng thời gian ở trong quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại cho ông nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán và ảnh hưởng trực tiếp phong cách sáng tác của ông. các tác phẩm của ông viết về chủ đề thiên nhiên, động vật, rừng núi, của các dân tộc Việt, Lào chung sống trên dải đường Trường Sơn. Trong đó có lẽ để lại ấn tượng nhất là đoạn trích “Ông Một”.

      Đoạn trích trong “Ông Một” nằm trong phần đầu của Phía Tây Trường Sơn. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho những chiến sĩ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp một con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đề đốc Lê Trực, một người lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến  chống Pháp. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe về câu chuyện con voi và người quản tượng. Câu chuyện về con voi và người quản tượng là một câu chuyện tình cảm vô cùng cảm động, là sự thấu hiểu, quan tâm mà người quản tượng và  con voi dành cho nhau. Đối với người quản tượng con voi như một người chiến hữu, như một người thân trong gia đình của ông. Người quản tượng hiểu cho nỗi lòng nhớ rừng của voi nên ông đã để voi trở về với rừng già. Không ai biết voi đi đâu hay đến đâu nhưng hễ cứ đến mùa thu thì voi lại quay về nhà cũ và thăm người quản tượng. Cứ như vậy suốt mười năm thì người quản tượng mất, khi voi về không thấy chủ cũ đâu nó đã về nhà cũ quỳ xuống, rống gọi và rên rỉ mãi.. Con voi như là một con người thể hiện niềm chua xót của mình khi mất người thân. Cứ như vậy cách vài năm nó lại quay về thăm làng một lần.  Tình cảm giữa voi và người quản tượng đã trở thành tình cảm ruột thịt. Họ đối xử với nhau bằng sự chân thành, tình yêu thương và sự thấu hiểu vậy nên trong lòng người quản tượng hay chú voi thì họ chính là người thân của nhau.

      Qua đoạn trích “Ông Một”, em thấy được hành vi và thái độ của con người sẽ có tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện và xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với tự nhiên. Đó chính là sự  biết ơn đối với những gì thiên nhiên đã ban tặng cho con người.

------------------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã mang đến cho các bạn bài văn mẫu Phân tích bài Ông một (ngắn gọn). Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 05/02/2023 - Cập nhật : 03/07/2023