logo

Phân tích bài ca dao Anh về em chẳng cho về/ Em nắm vạt áo em đề câu thơ

Câu ca dao đã diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,…Cùng Toploigiai phân tích bài ca dao sau:Anh/ chị hãy phân tích bài ca dao sau:

Anh về em chẳng cho về 
Em nắm vạt áo em đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung chữ hiếu chữ tình là bà
Chữ chung thì để phần cha
Chữ hiếu phần mẹ đôi bà chữ tình. 

Từ đó anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về thời gian tâm tư tình cảm của người bình dân xưa

Phân tích bài ca dao Anh về em chẳng cho về/ Em nắm vạt áo em đề câu thơ

Dàn ý phân tích bài ca dao: Anh về em chẳng cho về/ Em nắm vạt áo em đề câu thơ

Mở bài:

Giới thiệu về câu ca dao, nói rõ được vấn đề cần trình bày

Thân bài:

- Phân tích từng câu ca dao

+ Khúc ca mở đầu bằng một lời tâm sự bình dị nhưng mạnh bạo: ‘’Anh về em chẳng cho về ‘’. Nếu như thơ mới thường dùng từ ’’ không’’ để chỉ sự không đồng tình nhưng ca dao ngày xưa lại dùng từ ‘’chẳng’’

+ Ca dao thường diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước… Đó chính là nét riêng trong ca dao, những khao khát, tình cảm quen thuộc của nhân dân tự nói rồi trở thành một câu ca dao hay

+ Người con trai (anh) không muốn rời xa người con gái (em), ngay cả khi em chỉ nắm lấy vạt áo và đề câu thơ. Điều này cho thấy tình yêu và lòng trung thủy của anh đối với em.

+ Thương nhớ và đợi chờ, một vị từ biểu thị trạng thái tâm lí:

+ Cái nặng của thanh huyền, của vần bằng và âm vang đọng lại trong chữ tình đã cộng hưởng thêm cho cái nặng của tình người - tình yêu đôi lứa.

+ Bài ca dao cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của cha mẹ trong gia đình. Chữ trung, chữ hiếu và chữ tình được đặt vào ba phần khác nhau, tượng trưng cho cha, mẹ và tình yêu

+  Ba chữ được sắp xếp theo hướng giảm dần

+ Bài ca dao này thể hiện tâm tư tình cảm chân thành và lòng hiếu thảo của người bình dân xưa đối với gia đình và nhấn mạnh vai trò quan trọng của cha mẹ trong cuộc sống.

Kết bài:

Câu ca dao thể hiện tình cảm chân thành giữa tình yêu cũng như tình yêu gia đình 


Phân tích bài ca dao: Anh về em chẳng cho về/ Em nắm vạt áo em đề câu thơ

      Ca dao luôn là đề tài quen thuộc của mỗi người dân Việt. Các câu ca dao tục ngữ không chỉ là những tinh hoa của ngôn ngữ mà còn là những bài học kinh nghiệm quý báu của dân tộc, dạy cho con người về đạo đức làm người, việc đối nhân xử thế giữa con người với con người. Và câu ca dao trên đã nhắc nhở ta về tình yêu và  lòng hiếu thảo giữa con người trong gia đình.

"Anh về em chẳng cho về 
Em nắm vạt áo em đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ trung chữ hiếu chữ tình là ba
Chữ chung thì để phần cha
Chữ hiếu phần mẹ đôi bà chữ tình"

Khúc ca mở đầu bằng một lời tâm sự bình dị nhưng mạnh bạo: ‘’Anh về em chẳng cho về ‘’. Nếu như thơ mới thường dùng từ ’’ không’’ để chỉ sự không đồng tình nhưng ca dao ngày xưa lại dùng từ ‘’chẳng’’. Điều đó thể hiện tâm tình của người bình dân xưa vô cùng mộc mạc, giản dị. Đó chính là đặc trưng trong thể loại ca dao xưa. Bởi vốn dĩ ca dao thường diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước… Đó chính là nét riêng trong ca dao, những khao khát, tình cảm quen thuộc của nhân dân tự nói rồi trở thành một câu ca dao hay. Giữa hai từ phủ định, không và chẳng, từ không mang thanh bằng - một cái thanh đặc trưng của vần thơ lục bát. Nếu lắng nghe thật kĩ, nếu cân nhắc giữa hai từ, ta có thể nhận thấy khá rõ ràng là từ "chẳng" được “đánh dấu” biểu cảm rõ nét còn từ không lại mang vẻ trung tính một cách “ lạnh lùng”. Từ ‘’chẳng’’ cũng là cách làm câu thơ hay, vừa diễn tả lời của một người con gái với cái vẻ nũng nịu, “nhõng nhẽo” rất dễ thương… Hài hoà với ngữ nghĩa ấy của từ ngữ, nhịp 2 - 2 - 2 thường gặp của câu lục đã được thay bằng nhịp 2 - 4 một cái nhịp phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình - hình như khi vừa cất lời Chàng về, nàng đã hối hả nói liền một mạch nỗi lòng của nàng, ý định của nàng: em chẳng cho về? Người con trai (anh) không muốn rời xa người con gái (em), ngay cả khi em chỉ nắm lấy vạt áo và đề câu thơ. Điều này cho thấy tình yêu và lòng trung thủy của anh đối với em. 

Qua đây, ta thấy được sự giản dị mà chân thành của con người xưa nhất là tình cảm giữa anh và em. Cứ nhắc đến tình yêu con người ta lại có một cảm xúc khó tả. Bởi vậy cha ông ta đã để lại những câu ca dao, tục ngữ để giúp con người bày tỏ nỗi lòng tình cảm giữa 2 người yêu nhau. Nếu trong mấy câu đầu không hề xuất hiện điệp ngữ thì ở câu cuối, ‘’chữ câu’’được lặp lại đã thấy được hình ảnh đẹp đẽ mà con người xưa muốn gửi gắm. Tất cả những lời nhớ thương, bày tỏ đều gửi gắm vào câu thơ vô cùng lãng mạn. Thương nhớ và đợi chờ, một vị từ biểu thị trạng thái tâm lí: đợi chờ. Thêm vào đó, điều đáng nói ở đây là chúng cùng trong một trường ngữ nghĩa hẹp - trạng thái tâm lý thương nhớ là cội guồn dẫn đến hành động đợi chờ. Cả hai từ đều được ghép lại từ hai thành tố thương và nhớ, đợi và chờ để thành thương nhớ, đợi chờ. Và hai thành tố ấy thường sóng đôi với nhau. Nhưng ở lời ca này, nó bị tách đôi, mỗi người một chữ đứng ở một đầu của bồi hồi mong nhớ - Câu thương, câu nhớ, câu đợi, câu chờ. Có lẽ tất cả những điều đó đã khiến câu thơ có màu sắc của một lời hẹn thề thuỷ chung. ‘’Câu thơ ba chữ rành rành’’. Từ láy ‘’rành rành’’ đã thấy được sự rõ ràng của sự sự thủy chung. ‘’Chữ chung chữ hiếu chữ tình là ba’’ cho thấy tình yêu và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Không phải câu thơ có ba chữ, cũng không phải là câu thơ ba chữ rõ ràng mà là ‘’Câu thơ ba chữ rành rành’’. Cái từ láy ‘’rành rành’’được dùng một cách đắc địa, nó làm cho lời phân bua dứt khoát hơn, rõ ràng hơn. rên cái mạch rành mạch và chỉn chu ấy, đúng như lời răn của đạo Khổng, đạo Nho, nàng cung kính biếu chữ trung cho cha - giường cột của gia đình - nàng trân trọng tặng chữ hiếu cho mẹ, cội nguồn của mọi yêu thương - nghĩa tình của gia đình, dòng tộc. 

Ta liên hệ tới câu thơ ‘’Làm tôi phải tận trung, làm con phải tận hiếu”. Đây là chuyện thường của lẽ tự nhiên, là gốc của các mối quan hệ giữa người với người. Giá trị trung tâm của văn hóa truyền thống chính là “Trung” và “Hiếu”. Bởi vậy, “trung thần” và “hiếu tử” xuyên suốt trong các thời đại lịch sử đều được người đời tôn sùng, kính trọng. Chữ ‘’Hiếu’’ chính là lòng biết ơn đối với công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, những người nuôi nấng bạn nên người. Đây cũng là một trong những đạo lý làm người quan trọng mà mỗi người cần khắc sâu. Chữ ‘’ Hiếu’’ luôn được người người trân trọng, khắc ghi truyền thống đạo đức. Đây là cái gốc làm người và sống trong cuộc đời này phải tránh điều bất hiếu. Với những ý nghĩa sâu sắc đó, câu ca dao nhắc nhở bản thân luôn luôn phải biết ơn, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ mình. Sau khi đã thực hiện lễ nghĩa với bậc sinh thành, nàng mới nghĩ tới chàng, tới mình, tới đôi ta. Đó là chữ ‘’tình’’. Cái sau rốt ấy, cái mà nàng dành lại ấy là niềm thương mến, nhớ nhung, khắc khoải, bồi hồi để tặng người thương và mình: chữ tình . Nghe đến đây, ta như giật mình thảng thốt. Thì ra, cái rạch ròi kia chỉ là cái cớ? Câu ca dồn sức nặng vào bốn chữ cuối. Cái nặng của thanh huyền, của vần bằng và âm vang đọng lại trong chữ tình đã cộng hưởng thêm cho cái nặng của tình người - tình yêu đôi lứa. Bài ca dao cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của cha mẹ trong gia đình. Chữ trung, chữ hiếu và chữ tình được đặt vào ba phần khác nhau, tượng trưng cho cha, mẹ và tình yêu. Ba chữ được sắp xếp theo hướng giảm dần. Làm tròn bổn phận với gia đình, cha mẹ, với việc chung mới có thể đặt chữ tình phía sau. Điều này cho thấy sự tôn trọng và biết ơn của người bình dân xưa đối với cha mẹ và tình yêu gia đình. Bài ca dao này thể hiện tâm tư tình cảm chân thành và lòng hiếu thảo của người bình dân xưa đối với gia đình và nhấn mạnh vai trò quan trọng của cha mẹ trong cuộc sống.

      Câu ca dao đã cho thấy tâm tư tình cảm của người bình dân xưa tình cảm chân thành và lòng hiếu thảo của người bình dân xưa đối với gia đình và nhấn mạnh vai trò quan trọng của cha mẹ trong cuộc sống. Câu ca dao là lời tâm sự của người dân với những lời bình dị, với lời ăn tiếng nói hằng ngày vô cùng mộc mạc, chân thành.

icon-date
Xuất bản : 19/10/2023 - Cập nhật : 19/10/2023