logo

Phân loại đại từ?

Câu hỏi: Phân loại đại từ?

Trả lời:

Đại từ sẽ chia làm 2 loại:

– Đại từ để trỏ: trỏ từ, trỏ sự vật (đại từ xưng hô) (tôi, tao, ). Trỏ số lượng. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. 

Đại từ để trỏ được chia thành 3 nhóm chính là:

+ Đại từ trỏ số lượng: nhiêu, bao nhiêu, bấy nhiêu…

+ Đại từ trỏ người, sự vật: tôi, tao, nó, tụi nó, tụi này, tụi kia…

+ Đại từ trỏ hoạt động, tính chất: thế, vậy, như vậy, như thế…

– Đại từ để hỏi: Loại đại từ này thường dùng trong câu hỏi, để hỏi lý do, nguyên nhân hay kết quả của một sự vật, hiện tượng, hành động nào đó, được chia thành hai loại chính là:

+ Đại từ để hỏi người, sự vật: ai, gì, đâu, sao…

+ Đại từ để hỏi số lượng: bao nhiêu, bấy nhiêu…

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về đại từ, các loại đại từ và vai trò của đại từ nhé!


Thế nào là đại từ?

      Đại từ là những từ ngữ được người nói, người viết dùng để xưng hô hoặc có tác dụng thay thế cho tính từ, động từ, danh từ hoặc một cụm tính từ, động từ hay danh từ trong câu để không phải đa dạng hóa cách viết và tránh phải lặp lại từ ngữ với tần suất quá dày đặc.

[CHUẨN NHẤT] Phân loại đại từ?

Ví dụ 1:

 “Lan đi du học. Mọi người đều nhớ nó.”

=> Từ “nó” sử dụng trong câu là để chỉ người, và đảm nhiệm vai trò bổ ngữ cho động từ “nhớ” đi liền trước nó.

“Tập thể dục là hoạt động thể chất của cơ thể. Nó giúp ta rèn luyện sức khỏe tốt”.

=> Từ “nó” là để chỉ hành động, và đảm nhiệm vai trò chủ ngữ trong câu.

Ví dụ 2:

 “Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa.”

=> Từ “nó” để chỉ nhân vật em gái.

“Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm.”

=> Từ “nó” để chỉ con gà của anh Bốn Linh.

* Biết được nghĩa của các đại từ trên là nhờ vào ngữ cảnh và các từ ngữ chỉ người, vật mà nó thay thế ở câu văn trước.


Vai trò của đại từ

- Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ,…

- Đại từ cũng có thể trở thành thành phần chính trong câu , đại từ không làm nhiệm vụ định danh. Phần lớn các đại từ có chức năng trỏ và mục đích thay thế.

Ví dụ: Từ “Tôi” trong mỗi câu sau có 1 chức năng khác nhau:

  1. Tôi đang học bài ở nhà thì bạn Phong đến.

-> “Tôi” là chủ ngữ.

b) Người được lớp học biểu dương là tôi.

-> “Tôi” là vị ngữ

c) Cả nhà đều yêu mến tôi.

“Tôi” là bổ ngữ.

d) Anh chị tôi học rất giỏi.

-> “Tôi” là định ngữ

e) Trong lòng tôi, cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

-> “Tôi” là trạng ngữ.


Thực hành về đại từ

Bài 1:

Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:

a) Tôi đang học bài thì Nam đến.

b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.

c) Cả nhà rất yêu quý tôi.

d) Anh chị tôi đều học giỏi.

e) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Lời giải :

a) Chủ ngữ.

b) Vị ngữ.

c) Bổ ngữ.

d) Định ngữ.

e) Trạng ngữ.

Bài 2:

Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ  thay thế cho từ ngữ nào:

Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:

- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh? (câu 1)

- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm? - Bắc nói. (câu 2)

- Tớ cũng thế. (câu 3)

Lời giải :

- Câu 1: từ bạn thay thế cho từ Bắc.

- Câu 2: tớ thay thế cho Bắc ,cậu thay thế cho Nam.

- Câu 3 : tớ thay thế cho Nam, thế thay thế cụm từ được điểm 10.

Bài 3:

Đọc các câu sau:

      Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin :

      - Xin ông thả cháu ra.

      Sói trả lời:

      - Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ?

           (Theo Lép Tôn- xtôi).

a) Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên.

b) Phân các đại từ xưng hô trên thành 2 loại

Lời giải :

a) Ông, cháu, ta, mày, chúng mày.

b)- Điển hình : ta, mày, chúng mày.

   - lâm thời, tạm thời : ông, cháu

icon-date
Xuất bản : 16/12/2021 - Cập nhật : 16/12/2021

Tham khảo các bài học khác