logo

Phân loại ca dao?

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Ca dao là gì? Phân loại ca dao? hay nhất, chi tiết, bám sát nội dung chương trình học, giúp các em ôn tập tốt hơn.


Ca dao là gì?

Ca dao là thể loại trữ tình. Khi diễn xướng (hát, hò, diễn...), lời thơ của ca dao kết hợp với điệu nhạc nhằm diễn tả tâm tư, tình cảm của người lao động. Ca dao khi được diễn xướng còn được gọi là dân ca.


Phân loại ca dao?

1. Ca dao lao động: là phần lời cốt lõi của dân ca lao động. Những bài ca lao động tồn tại như là một bộ phận của quá trình lao động.

Trời mưa trời gió đùng đùng

Bố con ông Nùng đi gánh phân trâu

Đem về trồng bí trồng bầu

Trồng ngô, trồng lúa, trồng rau, trồng cà.

2. Ca dao nghi lễ, phong tục: Trong nhiều bài ca tế thần, các yếu tố trữ tình cũng có mặt, cùng với yếu tố hiện thực, chúng biểu hiện sức mạnh của đời sống hiện thực trong các hình thức sinh hoạt tôn giáo trong nhân dân.

Dập dìu cánh hạc chơi vơi

Tiễn thuyền Vua Lý đang dời kinh đô

Khi đi nhớ cậu cùng cô

Khi về lại nhớ cá rô Tổng Trường

3. Ca dao hài hước, trào phúng, châm biếm.

Ví dụ:

"Chồng người đi ngược về xuôi,
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo."

"Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng."...

4. Ca dao ru con: hát ru có từ lâu đời và rất phổ biến, lời hát ru phần nhiều là những câu ca dao có sẵn

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về

5. Ca dao trữ tình.

"Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn."

"Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương."

6. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.

"Thân em như hạt mưa rào,

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày."


Đặc điểm của ca dao

- Về nội dung:

+ Ca dao thường diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

Ví dụ: 

"Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai."

[CHUẨN NHẤT] Phân loại ca dao?

+ Tâm tư, tình cảm trong ca dao vô cùng phong phú nhưng là những tình cảm chung theo lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa phương, chứ không mang dấu ấn cá nhân như trong thơ trữ tình của văn học viết.

+ Ca dao phản ánh lịch sử: Ca dao lịch sử không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình diễn biến của nó, mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm của nhân dân.

- Về nghệ thuật:

+ Lời thơ của ca dao thường ngắn gọn: có khi chỉ là một cặp lục bát, có những bài dài hơn nhưng đa phần đều không quá dài (từ 2 câu đến khoảng trên dưới 20 câu). Tuy ngắn gọn, nhưng mỗi bài ca dao đều thể hiện trọn vẹn một chủ đề, một hoặc nhiều nội dung tư tưởng mà tác giả dân gian gửi gắm.

+ Ca dao đa phần sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể (hơn 90%). Lục bát là thể thơ dân tộc, mỗi cặp lục bát (chính thể) có cấu trúc: câu trên 6 tiếng, câu dưới 8 tiếng. Cũng có khi ca dao được biểu hiện dưới dạng lục bát biến thể: câu trên 6 tiếng, câu dưới dài hơn 8 tiếng (9, 10, 11, 12... tiếng).

Ví dụ:

"Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương." (lục bát chính thể).

"Yêu nhau tam, tứ núi cũng trèo,
Thất, bát sông cũng lội, tam thập lục đèo cũng qua." (lục bát biến thể).

+ Ngôn ngữ ca dao gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

Ngôn ngữ trong ca dao là ngôn ngữ của nhân dân lao động, nên gần gũi, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ngôn ngữ ca dao không có tính nghệ thuật. Ngược lại, ca dao sử dụng rất nhiều những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, những cách biểu đạt đậm chất văn chương.

Ví dụ:

"Yêu nhau từ thuở trăng tròn,
Bây giờ trăng khuyết vẫn còn yêu nhau."....

"Hỡi cô tát nước bên đàng,
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi."

+ Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.

Ca dao có những cách biểu đạt mang sắc thái dân gian, như hình thức đối đáp, cách xưng hô "mình" – "ta", những lời hô gọi, cảm thán đậm cảm xúc:

icon-date
Xuất bản : 16/12/2021 - Cập nhật : 27/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads