logo

Phần cứng máy tính bao gồm?

Phần cứng máy tính (Hardware) chính là những phần hữu hình, có thể cầm, nắm của một chiếc máy tính. Phần cứng máy tính bao gồm: CPU (bộ xử lí trung tâm), Bo mạch chủ, bộ nhớ RAM, ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang, card đồ họa, card âm thanh, card mạng, bộ nguồn, màn hình máy tính, bàn phím, chuột, thùng máy, quạt tán nhiệt, máy in.

1. CPU (Bộ xử lý trung tâm)

CPU chính là phần cứng quan trọng nhất của máy tính thực hiện chức năng xử lý các dữ liệu/tác vụ của máy tính. Đồng thời đây là trung tâm điều khiển các thiết bị đầu vào, đầu ra của máy tính, đảm bảo các hoạt động được thông suốt.

Tuy nhiên, có khá nhiều người bị nhầm lẫn và hiểu sai về CPU. Không ít người cho rằng thùng của máy tính để bàn truyền thống chính là bộ xử lý trung tâm. Tuy nhiên, trên thực tế nó là chỉ là một tấm mạch nhỏ, được bọc trong một con chip làm bằng gốm, gắn vào bảng mạch.

Để đánh giá tốc độ của CPU người ta sử dụng 2 đơn vị đo lường là Hertz (Hz) hoặc Gigahertz (GHz). Các chỉ số này càng cao thì tốc độ của CPU càng cao.

2. Bo mạch chủ – Mainboard

– Là bảng mạch chính, là phần quan trọng nhất trong hệ thống máy tính. Nó có vai trò trung gian kết nối, giao tiếp giữa các thiết bị khác trong máy tính.

– Việc kết nối và điều khiển bình thường là được thực hiện bởi các chip cầu Nam và cầu Bắc. Đấy chính là trung tâm điều chỉnh các hoạt động của máy tính.

3. Bộ nhớ RAM

Đây là một loại bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, hình thành không gian nhớ “tạm” cho máy tính hoạt động. RAM chỉ là vị trí tạm thời ghi nhớ những tác vụ để giúp CPU xử lý nhanh hơn. Khi máy tính tắt đi thì bộ nhớ RAM cũng xóa hết các dữ liệu đã lưu trước đó.

Bộ nhớ RAM cũng gồm những tấm wafer silicon, bọc trong chip gốm và gắn cố định trên bảng mạch. Dung lượng của bộ nhớ RAM được do bằng đơn vị là GB. Trong một chiếc máy tính, RAM có dung lượng càng lớn thì máy tính càng có khả năng mở nhiều ứng dụng cùng lúc mà không bị chậm. Dung lượng và bus RAM sẽ ảnh hưởng đến tốc độ và khả năng xử lý các tác vụ của máy tính. Có thể hiểu thông số này càng cao thì khả năng xử lý đa nhiệm càng tốt hơn.

4. Ổ cứng

Đây là trung tâm lưu trữ dữ liệu, thông tin hệ điều hành của phần mềm. Khi tắt nguồn mọi thứ vẫn hoạt động không cần cài phần mềm hay sợ mất thông tin dữ liệu máy khi thao tác tắt mở máy tính.

5. Ổ đĩa quang

Phần lớn máy tính case hoặc máy tính xách tay đều có trang bị ổ đĩa quang để đọc đĩa CD, DVD trừ những máy tính quá mỏng nhẹ. Tuy nhiên, với sự phát triển của Internet như hiện nay, ổ đĩa quang không còn quá cần thiết.

6. Card đồ họa

Trong phần cứng máy tính, card đồ họa trong máy tính là xử lý các thông tin về hình ảnh.

Bộ nhớ đồ họa có độ phân giải tối đa, tần số làm tươi, độ sâu màu càng cao thì chất lượng hình ảnh càng tốt.

Hiện nay, người ta đang sử dụng thuật ngữ GPU thay cho card đồ họa. Đây là một bộ vi xử lý chuyên dụng, chúng có thể giúp tăng tốc, xử lý đồ họa thay cho CPU với tốc độ nhanh hơn nhiều lần bởi chúng có thể tiếp nhận và xử lý hàng ngàn luồng dữ liệu cùng một lúc.

7. Card âm thanh (Audio card)

Đây là một phần cứng cho phép mở rộng các chức năng về âm thanh trên máy tính. Nhờ vào sự hỗ trợ của các phần mềm, card âm thanh ghi lại âm thanh hoặc xuất ra âm thanh bằng các thiết bị chuyên dụng khác.

Trước đây, để có thể chuyển đổi tín hiệu âm thanh ra loa, tai nghe thì cần phải có một bo mạch âm thanh riêng. Tuy nhiên, ngày nay, nhờ vào bộ chip của bo mạch âm thanh tích hợp sẵn nên đã không còn cần tới những bo mạch rời nữa.

8. Card mạng

khi bạn sở hữu máy tính thì chắc chắn bạn sẽ phải kết nối với mạng Internet. Điều này đồng nghĩa bạn cần phải có một card mạng. Hầu hết các thiết bị máy tính để bàn hay xách tay đều có tích hợp một card mạng LAN có dây hoặc không có dây trên bo mạch chủ để có thể liên kết với định tuyến Internet để kết nối với dịch vụ mạng từ các nhà mạng như Viettel FPT, VNPT.

9. Bộ nguồn (Power Supply Unit – PSU)

Chức năng của bộ nguồn chính là cung cấp điện năng đến toàn bộ các linh kiện máy tính được lắp đặt trong case máy tính. Không chỉ có các thiết bị chính mà nguồn máy tính cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định của máy tính.

Khi nguồn máy tính kém, không thể cung cấp đủ công suất, hoạt động thiếu ổn định cũng sẽ khiến cho hệ thống máy tính mất ổn định theo và các thiết bị máy tính có thể giảm tuổi thọ hoặc hư hỏng.

10. Màn hình

– Là thiết bị điện tử không thể thiếu. Chúng có tác dụng chính là hiển thị và kết nối sự giao tiếp giữa người dùng và chiếc máy tính.

– Hiện nay, có rất nhiều loại màn hình được tích hợp cảm ứng do vậy, bạn có thể sử dụng ngón tay chạm lên màn hình để thao tác cũng như điều khiển máy tính.

phần cứng máy tính bao gồm

11. Bàn phím (Keyboard)

Phần cứng máy tính tiếp theo chính là bàn phím máy tính. Chúng đóng vai trò là cổng giao tiếp giữa con người với máy tính, cho phép con người nhập các dữ liệu vào máy. Cũng như màn hình, nếu là máy PC thì bàn phím là bộ phận tách rời còn với máy tính xách tay nó là bộ phận được gắn liền.

12. Chuột

Chuột là công cụ để người dùng giao tiếp, điều khiển, ra lệnh cho máy tính. Với máy tính case con chuột là bộ phận tách rời, đối với máy tính xách tay, bộ phận chuột được gắn liền với máy tính.

13. Thùng máy (Case)

Case máy tính là gì là câu hỏi mà khá nhiều bạn không biết hoặc bị nhầm lẫn trong khái niệm. Thực chất, chúng là một hộp làm bằng kim loại. Bên trong case có chứa bo mạch chủ cùng rất nhiều thiết bị, linh kiện khác.

14. Quạt tản nhiệt

Quạt tản nhiệt là một thiết bị được sử dụng để làm mát các linh kiện máy tính. Khi máy tính hoạt động, nhiệt độ các linh kiện tăng lên có thể khiến chúng hoạt động không ổn định, dẫn đến treo máy hoặc hư hỏng linh kiện.

15. Máy in

Máy in là phần cứng tách rời của máy tính dùng để thể hiện các nội dung được soạn thảo hay thiết kế sẵn ra giấy.

Trên đây là những thông tin về Phần cứng máy tính là gì? Bao gồm những gì? Hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về những bộ phận của chiếc máy tính để có thể tìm được những chiếc máy tính ưng ý và sử dụng chúng một cách tối ưu.

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 22/11/2022