logo

Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu


Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn

- Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ tim và các hệ mạch (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch)

+ Co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch.

+ Dẫn máu từ tim => tế bào trong cơ thể => trở về tim.

- Hệ tuần hoàn bao gồm vòng: tuần hoàn nhỏ và tuần hoàn lớn.

⇒ Hệ tuần hoàn giúp lưu chuyển máu trong cơ thể.

Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn như sau:

- Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải -> qua động mạch phổi -> mao mạch phổi -> tĩnh mạch phổi -> trở về tâm nhĩ trái.

- Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái  -> động mạch chủ -> tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể -> qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới -> trở về tâm nhĩ phải.


Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu?

* Vai trò của tim trong sự tuần hoàn máu: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch.

* Vai trò của hệ mạch trong sự tuần hoàn máu: dẫn máu từ tim ( tâm thất) tới các tế bào của cơ thể ,rồi lại từ các tế bào trở về tim ( tâm nhĩ).


Vai trò quan trọng của hệ tim mạch (tuần hoàn) ở người

Hệ tim mạch có vai trò quan trọng tới không chỉ sức khỏe con người mà cả sinh mạng. Hệ tim mạch giúp duy trì sự sống của con người, do đó, đây là hệ thống quan trọng không thể thiếu trong cơ thể sống. Sau đây là một số vai trò quan trọng của hệ tim mạch ở người:

Thông tin liên lạc bằng thể dịch: Có chức năng vận chuyển các hormon, các enzym đến các cơ quan và liên lạc giữa các cơ quan với nhau.

Điều hòa thân nhiệt: nguồn máu nóng sưởi ấm các cơ quan, bộ phận và làm nhiệm vụ thải nhiệt cho cơ thể.

Trong các chức năng trên, nhiệm vụ cung cấp oxi, glucose cho việc chuyển hóa năng lượng là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất.

Tế bào não thiếu năng lượng dù chỉ vài giây thì đã ngừng hoạt động, nếu thiếu năng lượng quá 5 phút, nó sẽ tổn thương khó phục hồi.

Tim hoạt động như một cái máy bơm, hút và đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn: đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn.

Vòng đại tuần hoàn (hay tuần hoàn hệ thống) mang máu động mạch giàu oxi và các chất dinh dưỡng từ nửa tim trái theo động mạch chủ, động mạch chủ tiếp tục phân thành những động mạch nhỏ dần và đưa đến các cơ quan. Ở tổ chức, các tiểu động mạch tiếp nối với mạng lưới mao mạch, dưỡng chất và khí sẽ trao đổi qua các thành mỏng của mao mạch, chất dinh dưỡng được cung cấp cho tổ chức. Sau đó máu đã bị khử oxi vào các tiểu tĩnh mạch, được mang ra khỏi mô, tập trung vào những tĩnh mạch lớn hơn và đổ về tim phải.

Vòng tiểu tuần hoàn (hay tuần hoàn phổi) mang máu tĩnh mạch từ nửa tim phải theo động mạch phổi lên phổi, ở mạng lưới mao mạch phổi, khí cacbonic được thải ra ngoài và máu nhận oxi để trở thành máu động mạch, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái, tiếp đó bắt đầu một chu trình tương tự qua vòng đại tuần hoàn.

Như vậy tim là động lực chính của hệ tuần hoàn, tim hút và đẩy máu vào trong động mạch. Động mạch và tĩnh mạch dẫn máu đến các tổ chức và từ tổ chức về tim. Hệ thống mao mạch chính là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các mô.

Hệ tim mạch là hệ thống cơ quan quan trọng giúp duy trì sự sống của cơ thể của con người. Do đó, các bệnh về tim mạch thường rất nguy hiểm. Ngày nay dưới sự tác động của nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan mà tỉ lệ người mắc các bệnh về tim mạch ngày một gia tăng. Vì vậy, việc phòng và tránh các bệnh về tim mạch cần được chú ý và tuân thủ. Mỗi người nên thực hiện đi khám định kì để sớm phát hiện và có biện pháp xử trí bệnh kịp thời.

icon-date
Xuất bản : 27/02/2022 - Cập nhật : 25/09/2023