logo

Phân biệt lòng yêu thương và lòng thương hại?

Câu hỏi: Phân biệt lòng yêu thương và lòng thương hại?

Trả lời:

- Phân biệt lòng yêu thương và lòng thương hại:

+ Lòng yêu thương xuất phát từ tình cảm chân thành, vô tư trong sáng, tình cảm làm nâng cao giá trị của con người.

+ Lòng thương hại xuất phát từ động cơ vụ lợi, làm hạ thấp giá trị con người

Bạn đọc hãy cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về lòng yêu thương nhé!


1. Tình yêu thương là gì?

   Tình yêu thương là một khái niệm chỉ phần chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau, còn được hiểu là sự yêu thương, chia sẻ, cảm thông, gắn bó lẫn nhau để cùng sống và tồn tạo là thứ tình cảm rất đỗi thiêng liêng, xuất phát từ thành tâm, thành ý.

Phân biệt lòng yêu thương và lòng thương hại?

2. Biểu hiện của tình yêu thương xã hội hiện nay

- Tình yêu thương với gia đình

+ Ngay trong gia đình, tình yêu thương thể hiện một cách rõ nét và chân thật nhất. Đó là sự gắn kết giữa các thành viên. Có thể là bố mẹ – con cái, ông bà – con cháu, anh chị – em,… Gia đình tràn ngập yêu thương khiến ta đi đâu cũng muốn về. Ngọn lửa yêu thương thắp sáng mỗi gia đình.

+ Ông bà thương yêu con cháu, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ, ông bà.

+ Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả nuôi dạy con nên người.

+ Con cái nghe lời, yêu thương cha mẹ.

+ Anh chị em hòa thuận, quý mến, giúp đỡ lẫn nhau.

+ Mọi người trong gia đình tâm sự, chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau, đồng hành cùng nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn,…

- Tình yêu thương mọi người trong xã hội

+ Thể hiện ở tình yêu đôi lứa

+ Sự thương cảm dành cho những số phận đau khổ, bất hạnh

+ Sự quan tâm, chia sẻ vật chất, tinh thần cho những người khó khăn, thiếu thốn

+ Biểu hiện của tình yêu thương là gì? Là lên án, đấu tranh chống lại cái xấu, bênh vực cái tốt.

+ Thể hiện qua truyền thống đạo lý “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí

cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,…


3. Ý nghĩa của tình yêu thương con người trong cuộc sống

– Người đón nhận tình yêu thương có thêm niềm tin vào cuộc sống: Một chút sự đồng cảm, chia sẻ mà quý bạn đọc gửi đến cho người đang khó khăn sẽ là nguồn động lực để giúp họ có thêm niềm tin vào cuộc sống.

– Giúp người đến gần nhau hơn: Cong người cứ sống trong vòng luẩn quẩn của sự nhỏ nhen, ích kỷ và vô tâm thì sẽ tự mình tạo ra một bức tường vô hình ngăn cách mình và mọi người. Tại sao quý bạn đọc không thử mở lòng, nhìn nhận mọi việc theo hướng khách quan với sự bao dung, vị tha và thấu hiểu hơn.

– Thay đổi cái nhìn của mọi người trong xã hội, lòng yêu thương con người giúp cho mọi người trong xã hội trở nên gắn kết hơn, cùng nhau phát triển cho đi là nhận lại khi chúng ta trao đi yêu thương thì chúng ta cũng sẽ nhận lại những yêu thương.

Dưới đây là một câu chuyện về lòng yêu thương.

Bác Hồ đến thăm người nghèo

Tối 30 Tết năm Nhâm Dần (1962), đường phố mịt mù trong làn mưa bụi. Trời rét ngọt, xe ô tô đưa Bác tới đầu phố Lý Thái Tổ thì dừng lại. Bác tới thăm gia đình chị Chín. Bác chọn một gia đình có nhiều khó khăn để đến thăm và chúc Tết. Chồng chị Chín mất, để lại ba đứa con nhỏ. Chị phải đi làm công nhật, gặp việc gì làm việc đó để lấy tiền nuôi con.

Nhìn thấy Bác bước vào, chị Chín xúc động, các con chị reo lên: “Bác Hồ, Bác Hồ!”… Bác Hồ đến bên các cháu, âu yếm xoa đầu rồi trao quà Tết cho các cháu. Bác quay lại hỏi chị Chín:

- Thím hiện nay làm gì?

- Dạ… thưa Bác…

- Thím vẫn chưa có công việc ổn định à?

- Dạ, cháu đã ngoài ba mươi tuổi, lại ít được học hành nên tìm việc làm ổn định cũng khó ạ.

Bác quay lưng lại nhìn ông Chủ tịch Ủy ban hành chính Thành phố Hà Nội, rồi Bác lại hỏi tiếp chị Chín:

- Mẹ con thím có bị đói không?

- Dạ, bữa cơm, bữa cháo cũng tạm đủ ạ!

Nói tới đây chị Chín rơm rớm nước mắt.

Bác chỉ vào cháu lớn nhất và hỏi chị Chín:

- Cháu có đi học không?

- Dạ, cháu đang học lớp 4 ạ. Cháu nó vất vả lắm, sáng đi học, chiều về trông em và lao động giúp đỡ gia đình. Dù khó khăn, cháu cũng có cho các cháu học hành.

Nghe chị Chín nói vậy, Bác tỏ ý hài lòng. Bác ân cần dặn dò chị về việc làm ăn và học hành cho các cháu.

Trên đường về Phủ Chủ tịch, mưa xuân như rắc bụi, trời càng lạnh. Ngồi trong xe, Bác đăm chiêu suy nghĩ.

Sau Tết, Bác Hồ đã chỉ thị cho Ủy ban hành chính Thành phố Hà Nội phải chú ý tạo công ăn việc làm cho những người lao động gặp nhiều khó khăn như chị Chín.

Theo Vũ Kỳ

(trong cuốn Kể chuyện Bác Hồ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1988)

icon-date
Xuất bản : 09/01/2022 - Cập nhật : 11/01/2022