logo

Phân biệt chân thành hay trân thành?

Câu hỏi: Phân biệt chân thành hay trân thành?

Trả lời: 

- Trân thành được sử dụng khi muốn thể hiện thái độ kính trọng, lịch sự, lễ phép với một vấn đề, sự việc nào đó.

VD: Trân trọng kính mời!

- Chân thành là sự bày tỏ lòng biết ơn, cảm kích, lòng thành của người nói với người đối diện.

VD: Chân thành cảm ơn!

- Vậy nên trong trường hợp này CHÂN THÀNH mới là từ đúng chính tả.

[CHUẨN NHẤT] Phân biệt chân thành hay trân thành?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về sự khác nhau của 2 từ này nhé:


Chân thành là gì?

Chân là chân thật, không dối gian còn thành là thành thật, thành tâm. Chân thành được hiểu là sự trân trọng,  đối đãi hết lòng đối với đối phương, không lọc lừa, không vụ lợi. Từ này được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Khi muốn thể hiện lòng biết ơn với một ai đó người ta thường nói “chân thành cảm ơn”. Cũng như khi muốn xin lỗi vì vô tình gây ra tổn thương cho một ai chúng ta cũng nói “chân thành xin lỗi’. 


Trân thành là gì?

Hệ thống tiếng Việt vốn vô cùng phong phú và có rất nhiều từ đồng nghĩa. Tuy nhiên trân thành lại không phải là từ đồng nghĩa của chân thành. Nhiều người vẫn lầm tưởng từ trân có nghĩa là trân quý, trân trọng nên trân thành cũng có nghĩa tương tự chân thành. Trên thực tế thì từ trân thành không có nghĩa và không hề phù hợp sử dụng trong giao tiếp ứng xử.

Có muôn vàn lý do dẫn đến một người thường viết sai chính tả. Sau đây là ba lý do mà tôi cho là phổ biến nhất.

Lý do đầu tiên là lười đọc sách báo. Tôi hoàn toàn không phải người theo ngạch viết lách, văn thơ. Tuy nhiên tôi rất ít khi viết sai chính tả, bởi tôi hay đọc sách. Thói quen đọc sách mục đích chính là giúp ta hiểu biết thêm về cuộc sống, kiến thức, khoa học, kỹ năng. Sách truyện giúp chúng ta phát triển thêm trí tưởng tượng phong phú, một vài thể loại đem đến cho ta cảm xúc vui, buồn, hồi hộp, bất ngờ,… Nhưng nếu bạn để ý thêm một chút, các bạn sẽ thấy chữ trong sách rất ít khi sai chính tả. Bởi trước khi được xuất bản thì phải qua rất nhiều công đoạn kiểm tra từ chính tả, ngữ pháp, nội dung, thông tin,… Một khi các bạn đọc nhiều, các bạn sẽ làm quen dần mặt chữ và rất ít khi viết sai chính tả.

Lý do thứ hai là việc phát âm sai dẫn đến viết sai. Bởi chữ “Tr” và “Ch” phát âm khác nhau. “Tr” hay “Ch” đều được phần lớn người miền Bắc phát âm là “chờ” - Họ phân biệt hai từ này bằng cách nói “Chờ nặng” hay “Chờ nhẹ”. Nếu nói “Chờ nặng” là ý nói “Tr”, “Chờ nhẹ” là “Ch”. Ngay cả người Hà Nội, luốn được coi là nơi có ngôn ngữ chuẩn thì vẫn thường xuyên phát âm “Tr” và “Ch” giống hệt nhau, không uốn lưỡi. Vì vậy những người không để ý đôi khi sẽ viết sai chính tả.

Một lý do nữa, tuy ít nhưng có thể xảy ra là thầy cô, cha mẹ đôi khi viết sai dẫn đến việc dạy cho trẻ viết sai. Từ đó hình thành thói quen viết sai chính tả ngay từ thủa ấu thơ. Thói quen này đi cùng năm tháng nên rất khó sửa. (Khó chứ không phải là không thể). Nếu bạn trong trường hợp này, hãy cố gắng bởi viết sai chính tả có những tác hại khôn lường.


Đừng để lỗi chính tả nhỏ dẫn đến những hiểu lầm

Trên thực tế thì những sai lầm nhỏ nhặt có thể dẫn đến những hậu quả lớn. Ví dụ như bạn muốn xin lỗi và nói “trân thành xin lỗi” thì sẽ khiến mọi chuyện trở nên nghiêm trọng hơn. Lời xin lỗi bị sai chính tả sẽ khiến đối phương cảm thấy bị thiếu sự tôn trọng. Nhiều khả năng họ sẽ không tha thứ cho bạn. Và khi ấy sự xin lỗi không thể hóa giải mâu thuẫn và bị phản tác dụng. 

icon-date
Xuất bản : 17/09/2021 - Cập nhật : 18/09/2021