logo

Ở sinh vật giới đồng giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là

icon_facebook

Giới đồng giao tử là cơ thể tạo ra các giao tử mang nhiễm sắc thể giới tính giống nhau hay còn gọi là giao tử đồng nhất. Đây là một thuật ngữ trong di truyền học, trong Tiếng Anh thì thuật ngữ này là heterogametic sex hoặc digametic sex, dùng để chỉ một giới ở loài sinh vât có cặp nhiễm sắc thể giới tính giống nhau, nghĩa là cặp nhiễm sắc thể giới tính là tương đồng nhau. Vậy, ở sinh vật giới đồng giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính thường ở dạng nào? Cùng chúng mình tìm hiểu nhé!


Câu hỏi: Ở sinh vật giới đồng giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là

A. XXX, XY.            

B.  XY, XX.                           

C. XO, XY.                            

D. XX,  XXX

Trả lời:

Đáp án đúng: D.  XX,  XXX

Ở sinh vật giới đồng giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là XX,  XXX.


Giải thích của giáo viên Top lời giải tại sao chọn đáp án D:

Giới đồng giao tử là cơ thể tạo ra các giao tử mang nhiễm sắc thể giới tính giống nhau hay còn gọi là giao tử đồng nhất. Đây là một thuật ngữ trong di truyền học, trong Tiếng Anh thì thuật ngữ này là heterogametic sex hoặc digametic sex, dùng để chỉ một giới ở loài sinh vât có cặp nhiễm sắc thể giới tính giống nhau, nghĩa là cặp nhiễm sắc thể giới tính là tương đồng nhau.

Dạng nhiễm sắc thể đồng giao tử thường xuất hiện ở giới cái. Ví dụ, ở người, Nữ giới có hai nhiễm sắc thể giới tính X, được kí hiệu là XX. Hai nhiễm sắc thể X này giống hệt nhau về hình dạng, kích thước và phân bố các lô-cut gen trên đó, nên là cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Do đó, khi hình thành giao tử (sinh trứng) thì - xét riêng về cặp nhiễm sắc thể giới tính - chỉ có một loại giao tử cái (trứng) duy nhất: các trứng sinh ra đều có một loại nhiễm sắc thể X như nhau. Bởi vậy, về mặt di truyền thì nữ giới thuộc nhóm đồng giao tử.

Ngược lại, nam giới có một nhiễm sắc thể giới tính là X, còn chiếc kia là Y, nên cặp nhiễm sắc thể giới tính của nam giới được kí hiệu là XY. Nhiễm sắc thể X và Y khác nhau về hình dạng, kích thước và khác cả về phân bố các lô-cut gen trên đó, chỉ có một vùng tương đồng ngắn là đoạn DNA chứa chuỗi nuclêôtit giống nhau, nên là cặp XY là cặp nhiễm sắc thể không tương đồng. Nên nam giới là dị hợp tử.

Nhưng ở một số loài sinh vật khác như Ở chim, bướm, ếch nhái, bò sát, dâu tây, tằm thì có sự đảo ngược do kết quả của các tác động và đột biến trong quá trình hình thành nhiễm sắc thể giới tính nên:

NST giới tính của cá thể đực là XX: dạng đồng hợp tử, chỉ tạo ra một nhiễm sắc thể X

NST giới tính của cá thể cái là XY: dạng dị hợp tử, tạo ra hai dạng nhiễm sắc thể khác nhau là X và Y.

Vì vậy, ta có thể nói rằng: Ở sinh vật giới đồng giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là XX,  XXX. Chúng hường xuất hiện ở giới thể cái và một số ít ở giới đực tùy vào các loài khác nhau.

Như vậy, lựa chọn đáp án D là đúng.

Ở sinh vật giới đồng giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là

>>> Xem thêm: Ở sinh vật giới dị giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức vầ nhiễm sắc thể giới tính

Câu 1: Ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền vì:

A. Dễ dàng được nuôi trong ống nghiệm

B. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn

C. Số NST ít, dễ phát sinh biến dị

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án D

Câu 2:  Khi cho các ruồi giấm F1  có thân xám, cánh dài giao phối với nhau, Mocgan thu được tỉ lệ kểu hình ở F2 là:

A. 3 thân xám, cánh dài  : 1 thân đen, cánh ngắn

B. 1 thân xám, cánh dài  : 1 thân đen, cánh ngắn

C. 3 thân xám, cánh ngắn  : 1 thân đen, cánh dài

D. 1 thân xám, cánh ngắn  : 1 thân đen, cánh dài

Đáp án A

Câu 3: Ở người, thành ngữ ''giới đồng giao tử” dùng để chỉ:

A. Người nữ

B. Người nam

C. Cả nam lẫn nữ

D. Nam vào giai đoạn dậy thì

Đáp án A

Câu 4: Khi nói về sự di truyền của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X ở người, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ở nữ giới, trong tế bào sinh dưỡng gen tồn tại thành từng cặp alen

B. Gen của bố chỉ di truyền cho con gái mà không di truyền cho con trai

C. Tỷ lệ người mang kiểu hình lặn ở nam giới cao hơn ở nữ giới

D. Gen của mẹ chỉ di truyền cho con trai mà không di truyền cho con gái

Đáp án D

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây là của hiện tượng di truyền qua tế bào chất?

A. Số lượng gen ngoài NST ở các tế bào con là giống nhau.

B. Không tuân theo các quy luật của thuyết di truyền NST.

C. Có đặc điểm di truyền giống như gen trên NST.

D. Có sự phân chia đồng đều gen ngoài NST cho các tế bào con.

Đáp án B

---------------------------------

Từ những giải thích trên, Top lời giải đã cũng các bạn tìm ra đáp án cho câu hỏi Ở sinh vật giới đồng giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là XXX, XX. Hy vọng từ những kiến thức bổ sung trên có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 09/08/2022 - Cập nhật : 09/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads