Đai nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc phân hóa ở độ cao từ 600 – 700m lên đến 2600m. Nhưng ở miền Nam, đai khí hậu nhiệt đới trên núi phân hóa ở độ cao dưới 1000m. Ở độ cao đó khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn và độ ẩm tăng, tạo điều kiện hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn.
Câu hỏi: Ở miền Nam, đai khí hậu nhiệt đới trên núi phân hóa ở độ cao dưới?
A. 600m
B. 1000m
C. 1400m
D. 1600m
Trả lời:
Đáp án đúng: B. 1000m
Ở miền Nam, đai khí hậu nhiệt đới trên núi phân hóa ở độ cao dưới 1000m.
Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án B
Ở Việt Nam, địa hình tác động mạnh mẽ đến sự phân hóa khí hậu ở khía cạnh độ cao địa hình: Theo quy luật đai cao, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm khoảng 0,6°C. Sự giảm nhiệt theo độ cao đã tạo nên các vành đai khí hậu theo đai cao: Từ 0 – 600m: Vành đai khí hậu nhiệt đới; trên 600 – 1000m: Vành đai khí hậu cận nhiệt trên núi; trên 1000m– 2600m: Vành đai ôn đới núi cao.
Đặc điểm khí hậu và đất của đai nhiệt đới. Độ cao trung bình : Ở miền bắc dưới 600m - 700m, ở miền nam 900 - 1000m. Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ nét, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25 độ C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi : từ khô đến ẩm ướt. Trong đai này có 2 nhóm đất: Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất cả nước, bao gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát…Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan và đá vôi.
Đai nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc phân hóa ở độ cao từ 600 – 700m lên đến 2600m. Nhưng ở miền Nam, đai khí hậu nhiệt đới trên núi phân hóa ở độ cao dưới 1000m. Ở độ cao đó khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn và độ ẩm tăng, tạo điều kiện hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo.
Vành đai ôn đới núi cao phát triển ở dãy núi Hoàng Liên Sơn. Hoàng Liên Sơn thuộc vùng Tây Bắc, đây là vùng duy nhất ở Việt Nam có đầy đủ 3 đai cao ở Việt Nam (nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi) bởi có độ cao trên 2600m, dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa Hồng và sông Đà, chạy dài 180 km, rộng gần 30 km, có nhiều đỉnh nhọn sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu, cao 3143 m, nó là đỉnh núi cao nhất nước ta. Thổ nhưỡng : chủ yếu đất mùn thô. Sinh vật: các loài thực vật ôn đới : đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Vùng núi cao khí hậu lạnh quanh năm, mùa đông có tuyết rơi. Mây mù hầu như bao phủ quanh năm trên các đỉnh núi cao, Sa Pa có khí hậu mát mẽ, phong cảnh đẹp thu hút khánh du lịch.
>>> Tham khảo: Đặc điểm hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là gì?