logo

Ở Hy Lạp cổ đại, tổ chức nhà nước theo hai mô hình

Câu hỏi: Ở Hy Lạp cổ đại, tổ chức nhà nước theo hai mô hình

A. Cộng hòa dân chủ và Cộng hoà quý tộc

B. Đế chế và Cộng hoà quý tộc

C. Dân chủ chủ nô và độc tài quân sự

D. Dân chủ chủ nô và quân chủ lập hiến 

Trả lời

Đáp án đúng: A. Cộng hòa dân chủ và Cộng hoà quý tộc

Ở Hy Lạp cổ đại, tổ chức nhà nước theo hai mô hình Cộng hòa dân chủ và Cộng hoà quý tộc

Những yếu tố về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế dẫn đến sự hình thành nhà nước ở Hy Lạp cổ đại có những sắc thái rất riêng biệt. Nhà nước Hy Lạp cổ đại xuất hiện trên cơ sở tan rã của chế độ thị tộc và hầu như không có sự can thiệp của bạo lực của bên ngoài. Chế độ tư hữu được hình thành và phát triển dẫn đến sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc làm cho xã hội thị tộc dần dần tan vỡ từng bước một.

Ở Hy Lạp cổ đại, tổ chức nhà nước theo hai mô hình

Nhà nước Hy Lạp cổ đại xuất hiện dưới dạng những quốc gia thành bang (polis). Các quốc gia thành bang hình thành là do điều kiện tự nhiên (rừng núi đã tạo ra những khu vực với đường biên giới tự nhiên khép kín, biệt lập) và xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công thương nghiệp, mậu dịch hàng hải của chính Hy Lạp. Hạt nhân cơ bản của mỗi thành bang là một thành thị, vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm kinh tế công thương nghiệp và một vài vùng phụ cận. Diện tích của một bang không lớn (không quá 8000km2) với khoảng từ 30 đến 40 vạn dân. Mỗi thành bang đều có đặc trưng của một nhà nước hoàn chỉnh (đường biên giới lãnh thổ, chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, tiền tệ riêng. Là nền chuyên chính của giai cấp quý tộc chủ nô, thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước tựu chung phát triển theo hai thể chế: Cộng hòa quý tộc tiêu biểu là thành bang Spart và cộng hòa dân chủ (dân chủ đích thực) tiêu biểu là thành bang Athens.

icon-date
Xuất bản : 08/07/2022 - Cập nhật : 08/07/2022