Khí hậu châu Á một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Để trả lời câu hỏi Ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á phổ biến kiểu khí hậu nào sau đây? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
A. Khí hậu lục địa.
B. Khí hậu gió mùa.
C. Khí hậu hải dương.
D. Khí hậu nhiệt đới khô.
Đáp án đúng: B. Khí hậu gió mùa.
Khí hậu châu Á một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Ở các khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á phổ biến kiểu khí hậu gió mùa.
Trong đó, khu vực Nam Á và Đông Nam Á là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, khu vực Đông Á là kiểu khí hậu ôn đới gió mùa.
+ Hướng gió thay đổi: Mùa đông gió từ đất liền thổi ra biển, thời tiết lạnh giá, hanh khô. Mùa hè gió từ biển thổi vào đất liền, thời tiết nóng ẩm. Chiều gió gần như ngược nhau
+ Mùa hè gió thổi từ biển vào, khối không khí nóng ẩm, dễ hình thành mây và mưa, càng gần biển, mưa càng nhiều, ở sâu trong đất liền mưa rất ít
+ Mùa đông ít mưa vì gió từ đất liền thổi ra.
Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á. một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có lượng mưa vào loại lớn nhất thế giới.
+ Khí hậu Đông Nam Á
Khí hậu Đông Nam Á mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Đông Nam Á lục địa có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh như phía bắc Việt Nam và Bắc Myanmar. Nhưng phần hải đảo Đông Nam Á lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo.
Nhờ sự xuất hiện của gió mùa nên khí hậu của Đông Nam Á không bị khô nóng. Gió mùa đi kèm với những cơn mưa nhiệt đới nên đã cung cấp lượng nước đầy đủ cho đời sống và sản xuất của người dân. Tuy nhiên, Đông Nam Á là khu vực dễ bị ảnh hưởng của các cơn bão hình thành từ áp thấp trên biển.
+ Khí hậu Đông Á
Nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo. Trong năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh; riêng ở Nhật Bản, do gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có mưa. Vào mùa hạ có gió mùa đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.
Nửa phía tây phần đất liền (tức tây Trung Quốc). Do vị trí nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khô hạn.
+ Khí hậu Nam Á
Khí hậu: đại bộ phận khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng:
Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh, khô, mùa hạ nóng, ẩm.
Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.
Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-kix-tan có khí hậu nhiệt đới khô.
>>>Xem thêm: Kiểu khí hậu gió mùa phân bố ở khu vực nào của châu Á?