logo

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

Câu hỏi: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

A. Từ mạch rây sang mạch gỗ.

B. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

C. Từ mạch gỗ sang mạch rây.

D. Qua mạch gỗ.

Lời giải:

Đáp án đúng: D. Qua mạch gỗ.

Hướng dẫn giải: 

- Nắm được quy trình hút và vận chuyển nước trong cây 

- Con đường vận chuyển nước chủ yếu của cây qua mạch gỗ 

- Tìm hiểu cấu tạo, đặc điểm mạch gỗ

Giải thích:

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ:

Mạch gỗ là mô dẫn chất lỏng từ dưới (rễ) lên trên (thân và lá) của thực vật, tương tự như mạch máu ở động vật. Dòng mạch vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào mạch rễ và tiếp tục đi lên theo mạch gỗ ở thân để lan lên lá và các bộ phận khác của cây. Trong các đường vân gỗ, nước được vận chuyển ngược lại với trọng lực và có lực cản thấp. Vân gỗ là yếu tố đầu tiên giúp phân biệt các loại gỗ, giúp tăng độ xốp cho gỗ. Số lượng và kích thước của các đường vân gỗ ảnh hưởng quyết định đến bề mặt của gỗ (lỗ chân lông càng nhiều và to nghĩa là vân gỗ thô).

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

1. Cấu tạo của mạch gỗ

Trong thân thực vật có mạch gỗ, gồm các tế bào chết. Mạch gỗ có 2 loại là quản bào và mạch ống.

- Hình thái cấu tạo

   + Quản bào là các tế bào hình dài, xếp thành hàng thẳng đứng và gối đầu lên nhau

   + Mạch ống là các tế bào ngắn, có vách hai đầu đục lỗ.

- Đặc điểm cấu tạo

   + Vách sơ cấp mỏng và thủng lỗ giúp dòng chất được vận chuyển qua các tế bào

   + Vách thứ cấp được linhin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.

- Cách sắp xếp của quản bào và mạch ống

   + Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia tạo thành những ống dài từ rễ lên lá.

   + Các tế bào khác loại nối với nhau theo cách: lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào khác tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang.


2. Thành phần của dịch mạch gỗ

Dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là nước, ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (axit amin, amit, vitamin, hoocmôn như xitôkinin, ancalôit...) được tổng hợp ở rễ.


3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ

Làm thế nào mà dòng mạch gỗ di chuyển được theo chiều ngược với chiều trọng lực từ rễ lên đỉnh những cây gỗ cao? Điều đó là nhờ 3 lực:

a. Lực đẩy (áp suất rễ)

Sự trao đổi chất của rễ đã tạo ra các chất làm tăng nồng độ trong tế bào do đó tăng sự hút nước.

Hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa đều do áp suất rễ gây nên.

b. Lực hút do thoát hơi nước ở lá

Quá trình thoát hơi nước ở lá làm cho nước ở lá luôn bị mất gây ra tình trạng thiếu nước thường xuyên trong tế bào, do đó làm động lực cho sự hút nước liên tục từ đất vào rễ. Thoát hơi nước là động lực chủ yếu của sự hút nước vào rễ.

c. Lực kiên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ

Nhờ có lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ tạo thành cột nước đảm bảo dòng mạch gỗ liên tục trong cây.


4. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ:

Dòng mạch gỗ vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây. 

Đặc điểm: vận chuyển ngược chiều trọng lực và có lực cản thấp.

icon-date
Xuất bản : 17/06/2021 - Cập nhật : 28/10/2022